Thứ rau này người Việt thường chỉ dùng nuôi heo Lại là Rau Trường Thọ Mà Nhật, Mỹ hết lời ca ngợi!

Ở Nhật Bản, rau lang được mệnh danh là loại rau trường thọ, nhiều người Nhật Bản yêu thích.

Ở Việt Nam rau lang là loại rau dân dã, rẻ tiền có mặt thường xuyên trên mâm cơm nhà. Ở Nhật Bản, loại rau này lại được coi là rau “trường thọ”. Dưới đây là những lý do giúp rau lang được gọi là rau trường thọ.

Thành phần dinh dưỡng của rau lang

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, rau lang (cam thử, phiên chử) là phần thân và lá của cây khoai lang – loại cây thân thảo chủ yếu được trồng để lấy củ. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều kiểu món ăn khác nhau như luộc, nấu canh, xào,… vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.

Theo Đông y thì rau lang là thảo mộc không độc, có tính bình, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, lợi mật, chữa vàng da. Y học hiện đại cho rằng rau lang rất nhiều vitamin B6, C, riboflavin.

Trong 100g rau lang chứa các chất dinh dưỡng điển hình như 22kcal năng lượng, 91,8g nước, 2,6g protein, 2,8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin BB; các loại khoáng chất như: 48mg canxi, 54mg phốt pho, 2,7mg sắt.
Rau lang rất được người Nhật coi trọng.

Rau lang rất được người Nhật coi trọng.

Tác dụng của rau lang với sức khoẻ

Ở nước ta rau khoai lang (rau lang) được biết đến như thực phẩm rẻ tiền, có lợi cho hệ tiêu hóa. Đây cũng là loại rau chứa nhiều khoáng chất, vitamin, protein… rất tốt cho cơ thể.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra, dinh dưỡng trong rau khoai lang tốt hơn nhiều so với củ khoai lang.

Người Nhật đặc biệt ưa thích rau khoai lang. Ở đất nước này, rau khoai lang được bán giá rất đắt và được bình chọn là “rau sống thọ” bởi nguồn dinh dưỡng quý giá mà chúng sở hữu. Loại rau này được xem là kho tàng vitamin, bởi lượng vitamin B2 trong rau khoai lang nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa.

Nếu thường xuyên ăn rau khoai lang, nội tạng của bạn sẽ được thanh lọc. Do rau khoai lang có tính bình, vì thế món rau này sẽ giúp thanh nhiệt và làm mát cơ thể, đặc biệt tốt cho thải độc ruột và các cơ quan nội tạng khác như gan, thận.

Lá khoai lang còn giúp bảo vệ thị lực, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giúp hạ huyết áp và ổn định lượng đường trong máu, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Nhờ chứa nhiều vitamin K, rau này tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt, mũi, miệng, dạ dày và các bệnh tim mạch. Thậm chí, nghiên cứu chứng minh những bệnh nhân ung thư gan nếu bổ sung đủ vitamin K mỗi ngày sẽ khiến chức năng gan được cải thiện hơn.

Lá khoai lang có thể được nấu theo nhiều cách khác nhau, xào hoặc luộc. Một số món ăn tiêu biểu từ lá khoai lang như rau lang xào tỏi, canh rau lang nấu thịt, rau lang luộc.

Trên đây là những tác dụng tuyệt vời giúp rau lang được mệnh danh là loại rau trường thọ ở Nhật Bản. Các chuyên gia khuyên bạn hãy thường xuyên bổ sung rau lang trong bữa ăn hàng ngày nhé.
Gián sợ nhất thứ này, đặt ở góc nhà là không bao giờ thấy chúng trong nhà

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Gián sợ nhất thứ này, đặt ở góc nhà là không bao giờ thấy chúng trong nhà'

Để đuổi gián, bạn có thể dùng những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà.

Gián là loại côn trùng vô cùng đáng ghét. Chúng sinh sản nhanh, gây ô nhiễm nguồn thức ăn và môi trường trong nhà, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người.

Để đuổi gián ra khỏi nhà, nhiều người sẽ sử dụng các loại thuốc hóa học. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng thuốc cũng gây ra sự lo lắng về độ an toàn đối với con người.

9 cách đuổi gián không cần hóa chất

Thay vì sử dụng các loại thuốc như vậy, bạn hoàn toàn có thể tận dụng những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà để đuổi gián.

Đuổi gián bằng mùi hương

Gián là loài nhạy cảm với mùi hương. Bạn có thể sử dụng các mùi hương như bạc hà, băng phiến, hành, tỏi, chanh, dưa chuột… để đuổi gián.

Cách làm rất đơn giản, hãy phơi khô vỏ cam, chanh hoặc đặt vỏ dưa chuột, vỏ nát lá bạc hà… và đặt ở những nơi gián hay xuất hiện.
meo-diet-gian-01
Ngoài ra, bạn có thể giã nhuyễn tỏi và hành tôi, trộn thêm một chút tiêu bột. Chia hỗn hợp này vào các đĩa nhỏ và đặt ở những nơi gián hay ẩn nấp. Bạn cũng có thể trộn thêm một chút nước vào hỗn hợp rồi vắt lấy phần nước cốt. Cho nước này vào trong chai xịt và xịt ở những nơi có gián.

Mùi của các loại nguyên liệu này sẽ làm gián sợ và bỏ chạy.

Việc đốt tinh dầu bạc hà, tía tô, cam chanh cũng có tác dụng đuổi gián rất tốt.

Làm bẫy diệt gián bằng vỏ chuối, đường và bột giặt
meo-diet-gian-02
Vỏ chuối cắt nhỏ, trộn với một ít đường và bột giặt cùng một chút xíu nước. Khuấy đều rồi đặt ở những nơi nhiều gián.

Chuối và đường sẽ thu hút gián đến tìm thức ăn. Khi chúng nuốt phải hỗn hợp này, bột giặt sẽ làm bụng gián bị bịt kín và không thở được.

Làm bẫy gián bằng đường và baking soda
meo-diet-gian-03

Bạn cũng có thể dùng đường và baking soda để diệt gián. Chỉ cần trộn đường và baking soda theo tỷ lệ 1:1 rồi đặt ở những nơi gián hay qua lại. Có thể đặt thêm một bát nước nhỏ bên cạnh. Gián ăn xong sẽ uống nước. Đường có tác dụng thu hút gián. Bột baking soda gặp nước sẽ khiến gián bị chướng bụng, thậm chí nổ bụng nếu ăn nhiều.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *