Cây trầu bà không khó trồng nhưng nếu bạn biết các mẹo này thì cây trầu bà sẽ kết thành thảm xanh hoặc leo tường rất đẹp.
Cây trầu bà có lá xanh quanh năm, có khả năng lọc không khí, nhất là khí formaldehyde. Bên cạnh đó, cây trầu bà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành, giúp gia đình ăn nên làm ra, luôn gặp những điều may mắn. Vậy nên nhiều người chọn trồng trầu bà trong nhà.
Đối với cây trầu bà, trong quá trình bảo dưỡng bạn chỉ cần đặt cây ở nơi nắng ít, tưới nước thường xuyên thì về cơ bản trầu bà có thể sống tốt. Nhưng nhiều người thích trồng hoa lại muốn cây trầu bà phát triển thành nhiều hình dạng khác nhau, có thể kết thành thảm xanh, thành tấm rèm xanh.
Với những mẹo dưới đây, chỉ trong vòng 3 tháng cây trầu bà sẽ lớn và leo tường được.
Chú ý tưới nước cho trầu bà xanh
Điều này rất quan trọng. Trầu bà rất ưa môi trường ẩm ướt nên cứ 3-4 ngày nên tưới nước một lần để cây phát triển, dây leo nhanh chóng dài ra và leo lên hơn. Bạn lưu ý nên tưới theo dạng phun sương lên cả thân và lá vì trên thây cây còn có rễ.
Bạn có thể dùng nước trong bể cá để tưới cho cây trầu bà. Loại nước này rất giàu chất dinh dưỡng, có thể thúc đẩy sự phát triển của cây một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, khoảng nửa tháng một lần, bạn có thể pha loãng bia với nước theo tỷ lệ 1:60 hoặc ủ đậu nành lên men để tưới cho cây. Hiệu quả chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.
Đảm bảo đủ ánh sáng cho cây
Cây trầu bà rất cần ánh sáng nhưng nhiều người lại hiểu lầm đây là cây chịu bóng nên không cho cây tiếp xúc với ánh sáng. Bạn nên trồng cây trầu bà ở nơi có ánh sáng tán xạ, nếu đặt ở trong tối thì nên đem cây ra phơi nắng khoảng 3-4 tiếng mỗi ngày. Với cách này cây trầu bà mới phát triển nhanh hơn, lá xanh hơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển của trầu bà cần môi trường thông thoáng. Như vậy thì cây sẽ phát triển nhanh hơn, dây leo sẽ mọc dài và khỏe hơn.
Cố định lá của cây trầu bà
Nếu như bạn muốn cây trầu bà leo tường thì bạn cần cố định thân cây trầu bà lên tường. Mỗi khi cây dài thêm một đoạn thì bạn lại điều khiển hướng của cây theo ý muốn, cứ khoảng 70-80 phân lại chỉ một lần. Nếu như bạn trồng trong chậu treo để cây rũ xuống thì không cần thiết.
Ngoài ra, nếu thấy cây trầu bà có lá vàng thì bạn cần tỉa nhanh để tránh ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ của cây.
xem thêm
Đặt tủ lạnh ở 3 vị trí này chẳng khác nào ”ném tiền qua cửa cửa sổ”: Hóa đơn tiền điện tăng chóng mặt,
Không phải điều hòa, tủ lạnh mới là ‘‘thủ phạm’’ khiến tiền điện của gia đình bạn tăng cao. Việc đặt thiết bị này sai vị trí cũng là lý do khiến chúng tiêu thụ điện năng nhiều hơn bình thường.
Khác với điều hòa, tủ lạnh là thiết bị điện được sử dụng quanh năm, vì vậy chúng được coi là ‘‘thủ phạm’’ tiêu tốn nhiều điện năng nhất trong một gia đình. Vào mùa hè, nhu cầu dự trữ và bảo quản thực phẩm tăng cao nên tủ lạnh càng phải hoạt động mạnh mẽ với công suất cao hơn bao giờ hết. Việc đặt tủ lạnh sai chỗ chính là nguyên nhân dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng chóng mặt mà có thể bạn chưa biết.
Dưới đây là 3 vị trí sai lầm mà các gia chủ thường xuyên lựa chọn để đặt tủ lạnh:
Cạnh bàn bếp
Công dụng đầu tiên của tủ lạnh là bảo quản thực phẩm, vì vậy để thuận tiện, hầu hết các gia đình đều đặt thiết bị này trong bếp. Một số gia đình thường bố trí tủ lạnh cạnh bàn bếp hoặc bồn rửa bát. Ưu điểm của thiết kế này là khi nấu nướng chúng ta có thể nhanh chóng lấy nguyên liệu ra khỏi tủ lạnh, hoặc bảo quản những nguyên liệu không cần thiết một cách tiện lợi.
Tuy nhiên, cách bố trí này thực chất không lý tưởng như vậy. Chúng ta đều biết bàn bếp là nơi nấu nướng, vệ sinh thực phẩm nên thường rất ẩm ướt và có nhiệt độ rất cao khi nấu nướng. Nếu để tủ lạnh gần bàn bếp lâu ngày, một số bộ phận trong tủ lạnh có thể bị hơi ẩm ảnh hưởng và gây hư hỏng. Ngoài ra, khi đặt tủ lạnh sát bàn bếp sẽ làm cản trở hoạt động làm mát của chúng. Khi đó, tủ lạnh sẽ phải tăng công suất để đạt trạng thái hoạt động tối đa khiến lượng điện tiêu thụ tăng mạnh, đồng nghĩa với việc tốn nhiều chi phí tiền điện hơn.
Phía sau cửa ra vào
Vì lý do diện tích và cách bố trí trong nhà, nhiều gia đình chọn phương án đặt tủ lạnh phía sau các cánh cửa ra vào. Mặc dù cách này sẽ giúp gia chủ giải quyết được bài toán về diện tích nhưng lại gây ra rất nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Việc đặt tủ lạnh ở sau cánh cửa có thể gây ra tình trạng va đập làm trầy xước, lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
Ngoài ra, vì tủ lạnh được đặt gần tường và cánh cửa nên sẽ cản trở hoạt động thông gió, lưu thông không khí, ảnh hưởng hiệu quả làm mát của tủ lạnh. Hơi nóng phả ra từ tủ lạnh không thoát được khiến tủ lạnh bị nóng thêm, tiêu tốn điện năng và giảm hiệu quả làm mát.
Đặt cạnh cửa kính ban công
Trên thực tế, ban công thường là khu vực chịu tác động bởi nắng mưa thất thường. Những ngôi nhà sử dụng cửa kính ở khu vực này cũng dễ dàng cảm nhận được nhiệt độ thay đổi mỗi khi trời nắng nóng. Nếu đặt tủ lạnh gần vị trí này vào những ngày trời nắng nóng, khi nhiệt độ tăng cao sẽ tác động đến thiết bị khiến nó khó có thể hoạt động tốt, giảm hiệu quả làm mát bên trong, chưa kể còn có thể gây ra cháy nổ. Còn trong trường hợp mùa đông, mưa phùn, nhiệt độ hạ thấp cũng tác động không nhỏ đến tủ lạnh.