Đây không phải nước tiên, chúng được làm ra từ chính những thứ bỏ đi xung quanh cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Dung dịch vỏ chuối, trứng và bã cà phê
3 nguyên liệu này vô cùng dễ kiếm, đem lại hiệu quả cao đối với cây cảnh. Trước tiên bạn hãy cắt nhỏ vỏ chuối và cho vài vỏ trứng, bã cà phê vào máy xay sinh tố. Tiếp đến cho thêm một chút nước để xay nhuyễn hỗn hợp này. Bạn lưu ý không cần cho quá nhiều nước, chỉ cần một lượng nhỏ đủ để máy xa hoạt động trơn tru là được.
Sau đó đổ từng thìa hỗn hợp vừa xay vào những chậu hoa có biểu hiện héo rũ và chờ đợi kết quả. Vài ngày sau bạn sẽ thấy chậu cây hồi sinh một cách thần kỳ.
Trong vỏ chuối giàu phốt pho, kali còn bã cà phê chứa 2% nitơ, canxi và magie. Còn vỏ trứng chứa hơn 95% khoáng chất, trong đó có đến 37% cacbonat canxi, một yếu tố thiết yếu trong việc tăng trưởng của thực vật. Ngoài ra, trong vỏ trứng còn chứa một lượng lớn magie, kali, sắt và phốt pho.
Toàn bộ các chất này đều là những chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, hỗn hợp này có khả năng giúp cây hồi sinh nhanh chóng.
Nước ngâm từ vỏ cây liễu
Do cành liễu giàu axit salicylic nên có thể thúc đẩy sự ra rễ và nảy mầm của cây cũng như cành giâm. Vì vậy bạn có thể thử tưới nước ngâm từ vỏ/cành của cây liễu giúp cây héo rũ sắp chết có thể thúc đẩy ra rễ mới, làm trẻ hóa hệ thống bộ rễ.
Trước tiên bạn cắt vài cành liễu thành từng khúc nhỏ rồi cho vào bình hoặc hộp nước đậy kín, ngâm khoảng một tuần là có thể dùng được. Nếu như ở nhà có cây hoa sắp chết, bạn có thể nhỏ một ít dung dịch nước ngâm từ vỏ cành liễu vào chậu hoa, khoảng một tuần sau cây sẽ sống lại.
Bạn cũng có thể dùng loại nước này như một loại nước kích rễ. Cành giâm sau khi cắt hãy đặt ở nơi thoáng mát cho khô vết cắt rồi ngâm trong dung dịch cành liễu khoảng 10-20 phút trước khi cắm vào đất. Làm như vậy cành giâm sẽ bén rễ nhanh và cho tỉ lệ sống cao hơn.
Với cành liễu đã ngâm bạn cũng đừng vội vứt đi. Hãy vùi chúng dưới đáy chậu hoa, chúng có thể làm cho đất tơi xốp thoáng khí đồng thời sau khi phân hủy sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho đất trồng.
Những mẹo ‘cấp cứu’ cho cây cảnh sắp chết
– Thay chậu, thay đất cho cây vì đôi khi cây héo úa là do chất dinh dưỡng trong đất đã cạn kiệt.
– Nếu như cây héo úa do thừa nước, đất trong chậu tích nước thì nên hạn chế tưới nước cho cây.
– Nếu như cây sợ “ánh sáng”, hãy di chuyển cây vào bóng mát, tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
– Bạn nên dùng một túi nhựa nhỏ bao quanh cây để tạo một nhà kính cá nhân cho cây cảnh. Hãy giữ nó như thế trong khoảng 4-5 ngày để cây cảnh có môi trường “dưỡng bệnh” và hồi phục.
4 loại gia vị mà người hay ăn thì cây cảnh cũng thích mê, tưới vào chậu hoa thêm rực rỡ, tránh vàng lá
Nếu bạn thích trồng cây cảnh trong nhà hãy nhớ tưới những loại gia vị này vào chậu hoa cây cảnh
Chậu hoa, cây cảnh giúp trang điểm cho không gian sống trở nên sinh động hơn. Đặc biệt khi đô thị hóa cây lớn và vườn bị bó hẹp lại thì những chậu hoa chậu cây nhỏ xinh trong nhà càng mang lại hữu ích. Tuy nhiên trồng cây cảnh trong chậu nên cây có thể dễ bị vàng lá, chết vì thiếu dinh dưỡng, ít đất. Một trong những bí kíp của người làm vườn là tưới một số gia vị người hay ăn.
Dùng nước tỏi đập dập
Tỏi là loại gia vị có tính khử khuẩn sát trùng và thường được phổ biến dùng để nấu ăn cũng như để trị một số bệnh hô hấp của con người. Chính vì đặc tính kháng khuẩn nên tỏi trị được nấm rệp ở chậu hoa cây cảnh. …. Do đó hãy đập dập tỏi pha với nước, tỷ lệ 1:50 và tưới vào chậu cây. Vỏ tỏi có thể lót ở chậu cây để trị sâu bọ rệp trĩ giúp cây cảnh phát triển tốt hơn. Tránh tưới đặc và không nên tưới trực tiếp mà nên tưới ở mép chậu nhé. Khi cây cảnh bị sâu nặng có thể kết hợp tỏi cùng ớt bột, tiêu, gừng để tạo ra hỗn hợp nước tưới trị bệnh mạnh hơn.
Nhiều cây cảnh thích ăn đường, giấm, mì chính
Nước đường
Đường giúp cung cấp năng lượng cho con người tỉnh táo, hoạt động não bộ linh hoạt. Ngạc nhiên nước đường cũng là chất kích thích cây ra hoa rất tốt, phát triển rễ nhanh hơn. Nước đường chứa một lượng lớn sucrose, khi cây cảnh hấp thụ sucrose có thể chuyển hóa thành glucose và maltose, có tác dụng tăng cường quá trình quang hợp và trao đổi chất, cải thiện sự phát triển của hoa. Do đó bạn hãy thỉnh thoảng tưới nước đường cho cây nhé. Bạn pha loãng tỷ lệ 1:500 rồi tưới không dùng quá nhiều vì tưới nhiều thu hút côn trùng kiến gián tới phá cây nhé. Khi bạn giâm cành để nhân giống một loại cây nào đó mà muốn nhanh ra rễ có thể dùng nước đường ngâm cành trước khi cắm xuống đất.
Các loại gia vị cũng giúp chậu hoa cây cảnh thêm đẹp hơn
Dùng nước giấm loãng
Giấm có vị chua, tính axit nên có thể cân bằng pH của đất, chống tình trạng đất bị nén chặt làm cây nghẹt thở. Vì giấm gạo có tính axit nên khi dùng để tưới hoa, bạn nhớ pha loãng theo tỷ lệ 1:100. Thứ nước này phù hợp với đa số các loại hoa như hoa hồng, hoa giấy, lan chi, hoa trà, hoa nhài… Giấm cũng cực kỳ hữu ích cho người chơi hoa tú cầu vì tưới giấm giúp chỉnh độ pH của đất nên chỉnh được màu hoa tú cầu.
Mì chính
Mì chính tưởng chỉ dùng để kích vị trong món ăn nhung lại là một gia vị mà cây cảnh cần.Mì chính giúp rễ cây phát triển, cắm sâu vào đất giúp cây khỏe mạnh, chống tình trạng thối rễ, cây vàng lá. Do đó bón mì chính giúp cây phát triển tốt và ra hoa nhiều hơn.
Hơn nữa, bón mì chính cũng giúp cho cây cảnh còn tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chịu với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bạn nên pha loãng 1 thìa cà phê mì với 1lit nước. Khi cây vàng lá thì nên tưới tuần 3 lần để cây hồi lại. Mì chính rất tốt cho cây hoa hồng và hoa lan.
Ngoài việc dùng các gia vị trên để tưới cây thì bạn có thể dùng các nguyên liệu khác trong nhà bếp để chăm sóc cây như:
-Nước vo gạo: Đây là thứ nước giàu dinh dưỡng. Bạn có thể ủ nước vo gạo qua đêm rồi tưới cho cây giúp cung cấp dinh dưỡng để cây tốt hơn.
– Nước luộc trứng: Luộc trứng xong, bạn nhớ giữ lại nước luộc trứng, vỏ trứng đập nhỏ rồi bón vào gốc cây sẽ giúp tăng dinh dưỡng cho đất.
– Vỏ chuối: Bạn có thể ngâm vỏ chuối chín rồi lấy nước tưới cho cây hoặc bạn băm nhỏ vỏ chuối đặt dưới gốc cây cũng giúp cây phát triển rất tốt.
– Dùng bã đậu nành ủ cho cây. Nếu nhà bạn thường xuyên làm sữa đậu nành thì hãy giữ lại những bã vỏ đậu rồi ủ lấy nước tưới cây cũng rất tốt nhé.