Không biết nhà mọi người sao chứ như nhà mình thì mình hay tái sử dụng chai nhựa. Mình nghĩ, đây cũng là một hành động bảo vệ môi trường vì dùng lại chứ không vứt luôn. Bây giờ chẳng phải chúng ta vẫn nên gọi bớt thải đồ nhựa và bảo vệ môi trường đấy à. Mình vốn cứ nghĩ hành động của mình trước giờ là đúng đắn. Nhiều lần, chồng mình bảo đừng làm thế nữa rồi, nhưng mà mình không nghe, cứ khăng khăng là mình đúng cơ.
Đến hôm qua mình đọc báo mới thấy là mình sai rồi. Trên báo họ bảo là đựng nước bằng chai nhựa đã dùng bẩn cực kỳ các mẹ. Thậm chí, người ta còn ví nó với bồn cầu cơ mà, đủ để thấy là nó bẩn như nào rồi. Nghĩ lại mà thấy ghê. Bảo sao bây giờ người lớn đến trẻ nhỏ cứ thi nhau mắc bệnh nguy hiểm, mà lại còn xuất hiện cả những bệnh lạ nữa chứ.
Thông tin cụ thể, mình chia sẻ ở bên dưới, mọi người cùng xem nha.
Đựng nước bằng chai nhựa đã sử dụng như uống nước từ bát ăn của… chó
‘Uống nước từ chai nhựa đã qua sử dụng hầu như giống uống nước từ bồn cầu hay bát ăn của chó’, đâ là nhận định của các nhà khoa học. Họ nói rằng: Lượng vi khuẩn trong những chai này thường vượt quá giới hạn an toàn. Mọi người thường cầm chai lọ bằng tay bẩn, không rửa kỹ hoặc làm sạch quá sơ sài như sục rửa chai bằng nước thường ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, cách này không đủ để làm sạch chai nhựa.
Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y tế Cộng đồng Canada, nhóm nhà khoa học đến từ Đại học Calgary đã tiến hành thu thập 76 mẫu nước đến từ chai của học sinh tiểu học. Trong đó có nhiều chai đã được tái sử dụng nhiều lần.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Họ phát hiện ra gần 2/3 mẫu nước có nồng độ vi khuẩn vượt quá giới hạn cho phép của nước uống. Những hao mòn vật lý trong quá trình dùng tạo ra những vết nứt. Đây chính là chiếc tổ hoàn hảo cho vi khuẩn trú ngụ.
Một nghiên cứu khác, các nhà khoa học tiến hành thu thập mẫu vi khuẩn trên cổ chai nhựa được dùng liên tục trong 1 tuần mà không rửa. Kết quả, quần thể vi khuẩn này chứa cả những tác nhân có thể khiến người trưởng thành bị ốm, ngộ độc thực phẩm. BS. Richard Wallace (Đại học Y tế Texas) nhận định: Chúng có thể gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Tờ PLO cũng dẫn lại nguồn tin từ Brightside rằng: Uống nước từ một chai nhựa đã qua sử dụng có thể chứa lượng vi khuẩn tương đương với đồ chơi của chó, thậm chí là bệ ngồi toilet. Lượng vi khuẩn trong những chai này thường vượt quá ngưỡng an toàn quy định.
Nguyên nhân được giải thích là vì chúng ta đã tạo nên môi trường phát triển hoàn hảo cho vi khuẩn bằng cách cầm chai bằng tay bẩn. Sau đó, dùng lại luôn mà không được làm sạch kỹ lưỡng.
Quá trình làm sạch chai nhựa để tái sử dụng cần được thực hiện nghiêm ngặt. Chỉ có điều, hầu như nó lại đang bị chúng ta coi nhẹ, thậm chí là bỏ qua luôn. Điều này khiến vi khuẩn lưu lại và khiến bạn bị mắc bệnh, thậm chí là nhiễm virus viêm gan A.
Không chỉ thế, chất hóa học trong nhựa còn có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.
Chuyên gia nói không nên uống nước đựng trong chai nhựa đã dùng.
Ảnh minh họa,
Mặt khác, không phải chai nhựa nào cũng có thể tái sử dụng
Theo các chuyên gia, chai nhựa có thể phân hủy và tạo ra nhiều chất hóa học nguy hiểm hòa lẫn vào trong nước. Bởi thế, không phải chai nào cũng có thể tái sử dụng cả.
Vậy loại chai nào được tái sử dụng? Bạn có thể chú ý tới hình tam giác được đánh số dưới đáy chai để nhận biết. Cụ thể:
+ Nếu chai đó có nhãn ghi số 1 (PET hay PETE): Loại chai này chỉ an toàn cho 1 lần sử dụng. Còn khi tiếp xúc với oxy không khí hay nhiệt độ cao (bao gồm cả ánh nắng mặt trời) thì những loại chai thế này sẽ phân hủy thành những chất độc hại.
+ Tránh dùng những loại nhựa có nhãn ghi số 3 hay 7 (PVC và PC) vì đó là 2 hóa chất đ.ộc hại và dễ dàng hòa lẫn vào thức ăn, nước uống của bạn. Dùng lâu dài, nó có thể khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
+ Chai nhựa được làm từ polyethylene (số 2 và 4) và polypropylene (số 5 và PP) rất phù hợp cho việc tái sử dụng nhiều lần. Song, chúng chỉ an toàn nếu bạn dùng để chứa nước lạnh và phải làm sạch thường xuyên.
Đây là những thông tin mà báo chí đã đưa tin rồi. Vì thế, mọi người nên biết để có sự lựa chọn thích hợp cho bản thân.