Đi họp lớp sau nhiều năm ra trường, một người bạn học ngồi cạnh hỏi về lương của anh Trần, anh trả lời là 10 triệu đồng/tháng dù thực tế lương của anh là 70 triệu đồng/tháng. Sau buổi họp lớp, anh về nhà và phát hiện ra mình đã bị người bạn đó chặn. Nhiều năm sau, khi anh Trần mua xe mới, người bạn ấy đã nhắn tin lại nhưng anh Trần quyết định chặn tin nhắn.
Bài tâm sự của một người đàn ông họ Trần được đăng tải trên (MXH ).
Tôi họ Trần, 39 tuổi. Tôi là người rất trân trọng tình bạn. Từ nhỏ đến lớn, tôi đã gặp gỡ rất nhiều người và luôn nhớ đến những người bạn chơi thân với mình. Tôi mong muốn duy trì mối quan hệ bạn bè lâu dài. Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc sống của chúng ta thực sự rất bận rộn, dù có mối quan hệ bạn bè tốt đến đâu cũng sẽ phai nhạt dần theo thời gian. Khi không gian gặp gỡ, trò chuyện, tôi và nhiều người bạn đã từng thân, dần trở nên xa cách.
Trước đây, khi còn đi học, chúng tôi ở trường đều không cảm thấy có khoảng cách nào. Nhưng khi bước ra xã hội, tôi mới nhận ra rằng giữa các bạn học vẫn có sự chênh lệch. Gia đình, kinh tế, mối quan hệ xã hội, và khi tuổi tác càng lớn, khoảng cách này càng ngày càng lớn.
Hiện tại, cuộc sống của tôi cũng được xem là ổn. Vợ tôi là giáo viên tiểu học, tôi làm việc tại một công ty khá tốt. Tôi tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm, thu nhập hàng tháng khoảng 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng), chi tiêu gia đình không thành vấn đề. Cuộc sống có thể nói là ổn định.
Vài ngày trước, nhóm đại học đang yên tĩnh trong nhiều năm bỗng nhiên có nhiều tin nhắn. Các bạn học muốn tổ chức buổi họp mặt sau 15 năm, tôi có thể thấy nhiều bạn học quen thuộc trong nhóm đang nói chuyện vui vẻ, trong tâm trí hiện lên những ký ức đẹp đẽ của tuổi thanh xuân. Tôi nghĩ rằng ai cũng có những ký ức đẹp về tuổi thanh xuân của mình.
Các bạn học trong nhóm nói chuyện rôm rả, tôi thì không nhắn gì, chỉ lặng lẽ theo dõi. Bỗng nhiên, bạn thân thời đại học là Tiểu Lý nhắn tin cho tôi, hỏi dạo này tôi sống thế nào. Tôi chỉ đáp lại “Cũng ổn, còn bạn?” rồi nói chuyện đôi ba câu, gần như không có chủ đề gì để nói tiếp.
Ảnh minh họa.
Nhắc đến Tiểu Lý, chúng tôi ở cùng ký túc xá. Lần đầu tiên gặp cậu ấy, cậu ấy cởi mở và thích làm mọi người vui vẻ. Nhưng có lần, cậu ấy kể cho tôi nghe một số chuyện về 3 người bạn khác, khiến tôi nghĩ cậu ấy thực sự muốn kết bạn chân thành với mình. Tuy nhiên, sau này tôi mới biết, Tiểu Lý cũng nói những điều đó với từng người khác. Khi tôi biết sự thật, thì đã tốt nghiệp rồi. Tôi không khỏi tò mò liệu anh ấy sống thế nào nhỉ.
Rất nhanh mọi người đã quyết định địa điểm họp lớp. Ban đầu tôi đang lưỡng lự có nên đi không, nhưng khi nhìn thấy lịch làm việc của mình, tình cờ lại là ngày nghỉ nên tôi đồng ý đi.
Sau khi vợ tôi biết được chuyện này, cô ấy đã nghiêm túc nhắc nhở tôi phải giữ thái độ khiêm tốn khi họp lớp. Tôi chỉ cảm thấy vợ tôi quá cẩn thận nhưng sau này tôi mới hiểu được ý tốt của vợ tôi.
Chuẩn bị tham gia buổi họp lớp, tôi coi đây là một việc quan trọng. Ngày họp mặt, tôi định mặc bộ vest sang trọng và đeo chiếc đồng hồ xịn để “khoe” một chút. Nhưng vợ tôi kiên quyết bắt tôi đổi sang mặc đồ giản dị, chỉ cho mang theo điện thoại.
Tình cờ, địa điểm họp lớp lại khá gần nhà tôi, nên tôi đi bộ đến đó. Khi tôi đến nơi, phần lớn mọi người đã có mặt. Tôi cũng gặp lại Tiểu Lý sau nhiều năm, anh ấy cười tươi rói, mặc vest chỉnh tề, đi giày da bóng loáng, tóc cũng chải bóng bẩy, nhìn rất phong độ.
Tiểu Lý nhìn thấy điện thoại của tôi, liền tỏ ra rất vui vẻ và nhanh chóng ngồi cạnh tôi. Các bạn cùng phòng ký túc xá ngày xưa cũng ngồi cùng nhau, nhưng chúng tôi đều ăn mặc giản dị, ngoại trừ Tiểu Lý.
Mọi người lần lượt đến đông đủ. Tôi nghe các bạn gần cửa sổ kể chuyện ai đó lái xe sang đến, ai đó đi xe đạp. Tôi nghĩ mọi người chắc cũng biết tôi đi bộ đến rồi, trong lòng có chút không vui, nhưng xe của tôi cũng bình thường, không có gì để khoe khoang. Tôi quyết định gạt bỏ sự không vui, tham gia vào nhóm các bạn đang trò chuyện, nghe họ kể chuyện về một số bạn học.
Tiếp theo, có thêm nhiều bạn học đến, trông có vẻ rất giàu có. Có người đeo đồng hồ đắt tiền, có người mang túi xách hàng hiệu, cảm giác ai cũng rất giàu. Tôi không còn muốn so sánh gì nữa, may mắn là tôi không mang theo gì, nếu không chắc sẽ cảm thấy khó chịu hơn.
Ảnh minh họa.
Tôi nhìn sang chỗ ngồi bên cạnh thì thấy Tiểu Lý đang trò chuyện với một số bạn cùng lớp mặc đồ sang trọng, đắt tiền, nhưng nhìn vẻ mặt của họ thì có vẻ không thích Tiểu Lý cho lắm. Tôi vừa trò chuyện với các bạn cùng phòng đồng thời quan sát Tiểu Lý. Anh ấy không ngồi yên một chỗ, mà luôn đi qua đi lại giữa những bạn học có vẻ giàu có. Buổi họp lớp trở thành nơi giao tiếp của Tiểu Lý.
Chẳng mấy chốc đã đến giờ ăn tối. Sau một vòng đi tới đi lui, Tiểu Lý bắt đầu chú ý đến tôi. Anh ấy nói điện thoại của tôi không rẻ đâu. Tôi buột miệng đáp: “Tất nhiên rồi, điện thoại thì tôi vẫn mua được mà”.
Anh ấy bỗng dưng rất nhiệt tình gắp đồ ăn cho tôi, mấy người bạn xung quanh đều kinh ngạc trước hành động này, tôi cũng vậy. Tôi cảm thấy được quan tâm quá mức, cũng mỉm cười đáp lại Tiểu Lý vài câu xã giao. Sau đó, Tiểu Lý thì thầm vào tai tôi: “Cậu, lương của cậu thế nào, mỗi tháng được bao nhiêu?”
Tôi phấn khởi, nhưng trong đầu chợt nhớ lại lời của vợ, nên hạ giọng nói: “3000 NDT/tháng…” (khoảng 10 triệu đồng/tháng). Ánh mắt rạng rỡ của Tiểu Lý lập tức mờ đi, anh ấy khinh thường đáp lại một tiếng “Ồ”. Thái độ của Tiểu Lý thay đổi hoàn toàn, không nói chuyện với tôi nữa mà quay sang trò chuyện với người khác.
Tôi đã lường trước được thái độ này nên cũng không tức giận. Sau bữa ăn, mọi người cũng dần giải tán. Lúc ra về, tôi không biết Tiểu Lý đi tiễn vị khách quý nào đó, dù sao tôi cũng không thấy anh ấy. Tôi chào tạm biệt mấy người bạn rồi đi bộ về nhà.
Ảnh minh họa.
Về đến nhà, tôi chuẩn bị nghỉ ngơi thì chuông điện thoại reo lên. Nhiều bạn học gửi tin nhắn báo đã về đến nhà an toàn, tôi cũng đáp lại một tin. Tôi nghĩ đến Tiểu Lý, dù sao cũng là bạn cùng phòng đại học, nên tôi định nhắn anh ấy một câu báo đã về nhà.
Kết quả, tôi phát hiện ra anh ấy đã chặn tôi. Tôi lập tức hiểu ra chuyện gì đã xảy ra. Tôi có chút tức giận, nhưng cũng chẳng thể làm gì được. Với người như vậy thì tôi nghĩ mình không cần bận tâm.
Vài năm sau, khi đã trả hết khoản vay mua nhà và lương của tôi cũng tăng lên đáng kể, tôi tự tin đổi sang một chiếc xe mới. Tôi đăng ảnh chiếc xe lên mạng xã hội, nhận được nhiều lời chúc mừng, khen ngợi từ bạn học cũ. Chẳng bao lâu sau, Tiểu Lý nhắn tin cho tôi. Tôi quyết định xóa và chặn anh ấy ngay lập tức. Tôi không muốn có bất kỳ liên hệ nào với một người như vậy.