9 loại lá cây chữa mất ngủ phổ biến

Mất ngủ uống lá gì dễ ngủ? 9 loại lá cây chữa mất ngủ phổ biến

Sắc nước, hãm trà một số loại lá cây để chữa mất ngủ là bài thuốc được dùng hàng thế kỷ trong nhiều nền y học cổ truyền ở châu Á. Mất ngủ uống lá gì, dùng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Những lý do gây ra tình trạng mất ngủ

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 35% người lớn. Người mắc chứng mất ngủ thường gặp khó khăn trong việc khởi đầu giấc ngủ, duy trì giấc ngủ liên tục suốt đêm và thức dậy sớm hơn mong muốn. Tình trạng này có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm buồn ngủ quá mức vào ban ngày, tăng nguy cơ tai nạn giao thông và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến thiếu ngủ mãn tính.

 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, từ những căng thẳng tâm lý, rối loạn nhịp sinh học, thói quen sinh hoạt không lành mạnh đến các bệnh lý tâm thần, bệnh lý cơ thể, thậm chí là tác dụng phụ của thuốc. Cụ thể:

 

  • Căng thẳng tâm lý: Các yếu tố gây căng thẳng tâm lý như áp lực công việc, học tập hoặc các vấn đề xã hội có thể dẫn đến mất ngủ thông qua việc kích hoạt hệ thần kinh giao cảm. Ở những người mắc các rối loạn lo âu, hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm càng làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ.

 

  • Lịch trình ngủ không đều đặn: Lịch trình làm việc xoay ca và việc di chuyển qua nhiều múi giờ thường xuyên làm xáo trộn nhịp sinh học tự nhiên, gây khó khăn trong việc ngủ ngon.

 

  • Lối sống: Nhiều thói quen sinh hoạt như làm việc muộn, sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, ngủ trưa muộn và sử dụng giường không đúng mục đích có thể gây rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý, ăn khuya, tiêu thụ caffeine, rượu cũng gây khó ngủ.

 

  • Rối loạn sức khỏe tâm thần: Các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực được xem là những nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ không chỉ là hậu quả của các bệnh lý này mà còn góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng, đặc biệt là ở những người mắc trầm cảm và tăng nguy cơ tự tử.

 

  • Bệnh tật và đau đớn về thể chất: Các bệnh lý mãn tính như tiểu đường type 2, các rối loạn thần kinh ngoại biên, đau sau phẫu thuật và các vấn đề về hô hấp là những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra rối loạn giấc ngủ.

 

  • Thuốc điều trị bệnh: Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc huyết áp, thuốc chống hen suyễn và thuốc chống trầm cảm có thể gây mất ngủ hoặc buồn ngủ quá mức, làm gián đoạn nhịp sinh học bình thường của cơ thể.

 

  • Một số vấn đề về thần kinh: Các rối loạn thần kinh, đặc biệt là các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và các rối loạn phát triển thần kinh, thường đi kèm với các vấn đề về giấc ngủ. Trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ cũng gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ sâu và liên tục.

 

  • Rối loạn giấc ngủ: Ngoài các yếu tố tâm lý và xã hội, nhiều rối loạn giấc ngủ cụ thể cũng góp phần vào tình trạng mất ngủ. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, với tỷ lệ ảnh hưởng lên đến 20% dân số gây gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng. Hội chứng chân không yên và các rối loạn hành vi khi ngủ như mộng du, ác mộng cũng là những nguyên nhân phổ biến.

 

  • Tuổi tác: Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở cả thanh thiếu niên và người cao tuổi. Thanh thiếu niên với áp lực học tập và xã hội có tỷ lệ mất ngủ lên đến 23,8% do nhịp sinh học thay đổi khiến họ muốn ngủ muộn. Ở người cao tuổi, tỷ lệ này chiếm 30% – 48%, gây ra bởi các bệnh mãn tính, cô lập xã hội và tác dụng phụ của thuốc.

 

  • Mang thai: Hơn một nửa phụ nữ mang thai đang gặp phải các rối loạn giấc ngủ, đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Các yếu tố góp phần vào tình trạng này bao gồm sự khó chịu về thể chất do thay đổi hình thể, rối loạn hô hấp do áp lực tử cung lên phổi, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đêm thường xuyên và hội chứng chân không yên.

Tại sao uống nước lá cây trị mất ngủ được?

Từ xa xưa, Y học cổ truyền đã tận dụng những thảo dược thiên nhiên chữa bệnh mất ngủ. Các hợp chất tự nhiên trong lá cây được biết đến có tác dụng thư giãn cơ thể, tác động sâu sắc đến các cơ chế sinh lý, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ toàn diện.

 

Y học hiện đại đã dần chứng minh được hiệu quả của những bài thuốc cổ truyền này. Nhiều hợp chất sinh học có trong lá cây đã được tìm thấy có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động của não bộ, giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn. Cùng ECO Pharma tìm hiểu cơ chế tác động của các loại lá cây thảo dược đối với giấc ngủ:

 

  • Tăng cường sản xuất serotonin: Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng có vai trò điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ. Khi nồng độ serotonin tăng lên, chúng ta cảm thấy thư giãn, giảm lo âu và dễ đi vào giấc ngủ sâu.

 

  • Ức chế hệ thần kinh trung ương: Các hợp chất trong lá cây có khả năng làm dịu hệ thần kinh trung ương, giảm hoạt động của não bộ, giúp cơ thể thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ tốt hơn.

 

  • Chống viêm: Viêm mãn tính là một trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Nhiều loại lá cây có chứa các hợp chất chống viêm, giúp giảm tình trạng viêm và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

 

  • Cân bằng hormone: Cortisol là một hormone căng thẳng, thường tăng cao khi chúng ta mất ngủ. Một số loại lá cây có khả năng giúp cân bằng nồng độ cortisol, từ đó giảm căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ sâu.

Mất ngủ uống lá gì dễ ngủ hơn?

Để cải thiện giấc ngủ, nhiều người đã tìm đến các phương pháp cải thiện giấc ngủ từ lá thảo dược tự nhiên. Mất ngủ uống lá gì dễ ngủ hơn? Cả y học cổ truyền và hiện đại đều nhận thấy rằng 10 loại thảo dược sau đây có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

Lá tía tô đất

Lá tía tô đất không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc mà nó còn được biết đến là thảo dược có nhiều lợi ích sức khỏe. Theo Đông y, tía tô có vị cay tính ấm, quy kinh phế, tỳ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh như ho, cảm lạnh, sốt,… và tác dụng cải thiện giấc ngủ.

 

Y học hiện đại đã chứng minh rõ hơn về tác dụng giúp làm dịu hệ thần kinh của loại lá này. Nhờ chứa hợp chất axit rosmarinic có khả năng kích hoạt tế bào thần kinh GABA-ergic để làm giảm lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, perillaldehyde trong tinh dầu từ lá tía tô cũng được phát hiện có đặc tính chống trầm cảm, một nguyên nhân gây ra chứng rối loạn giấc ngủ.

Cách nấu nước lá tía tô đất:

  • Sử dụng 1 nắm lá, ngâm muối và rửa sạch. Sau đó, đun sôi 2,5 lít nước, cho tía tô vào và đậy nắp kín.

 

  • Đun thêm trong 2 phút, tắt bếp, để nguội rồi chắt nước vào bình sạch. Thêm 3 lát chanh tươi, đậy nắp, bảo quản ngăn mát tủ lạnh, uống trước 3 bữa chính 10 – 30 phút mỗi ngày.


Uống lá gì trị mất ngủ? Lá tía tô đất có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, kích hoạt tế bào thần kinh GABA-ergic giúp cải thiện giấc ngủ ngon hơn.

Lá cây bạc hà

Bạc hà có tên khoa học là Mentha arvensis L. là vị thảo dược được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại.

 

Theo Đông y, lá bạc hà là vị thuốc có vị cay nồng, tính mát, không độc có khả năng tán phong nhiệt, chữa nhức đầu, chữa cảm mạo không ra mồ hôi. Y học hiện đại cho rằng, hàm lượng menthol cao trong lá bạc hà có khả năng làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn.

 

Cách nấu nước lá bạc hà:

 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi hoặc khô, rửa sạch, hãm cùng 20mml nước sôi trong 10 phút.
  • Uống trà khi còn ấm vào buổi tối trước khi ngủ giúp an thần, ngủ ngon hơn.


Uống nước lá gì dễ ngủ? Lá cây bạc hà chứa hàm lượng menthol cao có tác dụng giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn  – Ảnh: Internet

Lá xạ đen

Cây xạ đen hay còn gọi là cây bách giải, cây bạch vạn hoa,… có tên khoa học là Ehretia asperula Zoll. & Mor. Đây là một loại thảo dược chữa bệnh trong Đông y, vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng thông kinh, lợi tiểu, mát gan mật, tăng cường sức đề kháng, tăng cường tuần hoàn máu não.

 

Y học hiện đại cũng đã khám phá được lá cây xạ đen chứa các hợp chất như polyphenol và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người suy nhược cơ thể, khó ngủ hoặc thiếu máu.

 

Cách nấu nước lá xạ đen:

 

  • Chuẩn bị 70 gram lá, thân cây xạ đen rửa sạch, nấu cùng 1,5 lít nước.
  • Khi nước sôi, giảm lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 20 phút sau đó tắt bếp.
  • Để nước nguội, lọc lấy phần nước để uống.

Lá vông nem

Lá vông nem còn gọi là thích đồng, hải đồng, có tên khoa học là Erythrina indica Lamk., thuộc họ cánh bướm (Papilionaceae). Đây là một thảo dược có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, được sử dụng trong Đông y giúp an thần, ngủ sâu giấc.

 

Y học hiện đại đã tìm thấy trong vị thuốc này có chứa chiết xuất erythin có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm lo âu, mang lại giấc ngủ sâu, ngon hơn.

 

Có hai cách sử dụng lá vông nem cải thiện chứng mất ngủ:

 

  • Cách 1: Sắc nước lá vông nem: Dùng 8 gram – 16 gram lá vông nem khô mang sắc cùng 200ml nước sôi. Đun với lửa nhỏ đến khi còn khoảng 50ml nước. Tắt bếp, để nguội, lọc lấy nước uống trước khi ngủ.

 

  • Cách 2: Hãm trà lá vông nem: Dùng 16 gam lá vông nem, 5 gam tâm sen, 2 – 3 hoa nhài và 10 gam toan táo nhân. Lá vông mang vò nát, táo nhân và tâm sen mang đi rang vàng. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào nồi hãm cùng 1 lít nước sôi trong khoảng 15 phút. Sau đó để nước nguội, thêm hoa nhài vào, uống dần trong ngày.


Uống lá gì dễ ngủ? Lá vông nem có khả năng kích thích thần kinh trung ương, an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Lá đinh lăng

Mất ngủ uống lá gì giúp dễ ngủ hơn? Lá đinh lăng có tên khoa học là polyscias fruticosa (L.) harms, được biết đến là bài thuốc chữa mất ngủ phổ biến trong Đông Y. Lá đinh lăng là thảo dược có vị nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng an thần và cải thiện chứng mất ngủ.

 

Trong y học hiện đại, lá đinh lăng rất giàu dinh dưỡng từ vitamin B1, B2, B6, C kết hợp cùng tổ hợp các hoạt chất như saponin triterpen, tanin, glycosid… có tác dụng tăng cường năng lượng, ức chế men monoamine oxidase, cải thiện căng thẳng thần kinh, xua tan mệt mỏi giúp bạn có giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn.

 

Có hai cách sử dụng lá đinh lăng chữa mất ngủ:

 

  • Cách 1: Hãm trà: Sử dụng một ít lá đinh lăng phơi khô mang đi hãm cùng nước sôi. Sử dụng trà vào buổi sáng và tối hàng ngày liên tục trong 1 tuần.

 

  • Cách 2: Sắc nước uống: Sử dụng 100 gram lá đinh lăng, 20 gram lá cây vông, 20 gram rau má rửa sạch. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm đun cùng nước sôi. Dùng nhiều lần trong ngày.

Lá cây nữ lang

Lá cây nữ lang có tên gọi lá Valeriana officinalis, là cây mọc hoang dại ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Trung Trung Bộ nước ta. Trong y học cổ truyền, lá cây nữ lang có vị ngọt, cay, tính ấm, không độc, là dược liệu có tác dụng trung tiện, an thần, minh tâm, thông kinh, chữa mất ngủ.

 

Y học hiện đại đã tìm ra hai hoạt chất valepotriates và sesquiterpenes có trong cây nữ lang có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, gần 90% người sử dụng trà hoặc chiết xuất từ cây nữ lang đã cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ.

 

Có 2 cách sử dụng lá cây nữ lang chữa mất ngủ:

 

  • Cách 1: Sắc nước: Dùng 15 gram lá nữ lang khô, rửa sạch. Cho vào nồi, đun cùng 1 lít nước sôi, để nguội, lọc lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày.

 

  • Cách 2: Rượu cây nữ lang: Dùng 100 gram lá, thân, rễ cây nữ lang rửa sạch cho vào bình thủy tinh ngâm cùng 5 lít rượu trắng trong khoảng 1 tháng. Sử dụng khoảng 4ml – 6ml rượu hàng này để cải thiện chứng mất ngủ.

Lá cây xấu hổ

Mất ngủ uống là gì? Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ thường mọc hoang ở bờ bụi, khu đất trống. Tất cả các bộ phận của cây xấu hổ bao gồm lá, thân đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền. Theo Đông y, lá cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc có tác dụng can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc, thường dùng trong các bài thuốc an thần, dưỡng tâm, giải độc cho cơ thể.

 

Y học hiện đại khám phá ra lá cây xấu hổ có chứa các thành phần như alcaloid (minosin, crocetin), flavonosid, axit amin, axit hữu cơ, selen. Chúng có tác dụng an thần, kháng viêm, làm dịu các cơn đau. Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy chúng có khả năng ức chế thần kinh trung ương, cải thiện chứng mất ngủ.

 

Có 2 cách dùng lá xấu hổ chữa mất ngủ:

 

  • Cách 1: Sắc nước uống: Dùng 6 – 12 cây xấu hổ khô, rửa sạch, đun sôi cùng với 500ml nước sôi. Sau đó, đun tiếp lửa nhỏ trong 10 phút rồi tắt bếp, để nguội. Dùng mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

 

  • Cách 2: Sắc nước uống: Dùng 12 gram lá cây xấu hổ, 30 gram cây chua me đất và 15 gram cây nụ áo tím rửa sạch, sắc lấy nước uống. Uống vào buổi tối trước khi ngủ, dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.


Mất ngủ nên uống lá gì? Lá cây xấu hổ có dược tính sinh học giúp an thần, ngủ ngon.

Lá cây dâu tằm

Trong Y học cổ truyền, lá cây dâu tằm được biết đến là loại lá cây chữa mất ngủ kinh niên phổ biến, chúng có tính hàn, vị hơi đắng nhẹ, ngọt nhẹ, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, thông khí huyết, trừ phong.

 

Theo y học hiện đại, lá dâu tằm giàu các hợp chất như caroten, vitamin C và các polyphenol khác. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

 

Có ba cách sử dụng lá dâu tằm chữa mất ngủ:

 

  • Cách 1: Sắc nước: Dùng 1 nắm lá dâu tằm tươi, rửa sạch cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước trong khoảng 20 phút, tắt bếp, chắt lấy nước uống trong ngày.

 

  • Cách 2: Xông hơi: Dùng 1 nắm lá tươi, rửa sạch, đun sôi cùng 2 lít – 3 lít nước trong 15 phút. Đổ nước ra chậu, dùng chăn trùm kín đầu, xông hơi trong khoảng 15 – 20 phút để thư giãn.

 

  • Cách 3: Bài thuốc kết hợp: Dùng 30 gram mỗi loại bao gồm lá dâu tằm, lá thông đất, lá cây thành ngạnh rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút và vớt ra để ráo. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sứ sắc cùng 1 lít nước trong 30 phút. Chắt lấy nước, chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày

Lá lạc tiên

Uống nước lá gì dễ ngủ? Lạc tiên hay còn gọi là cây lạc, dây nhãn lồng, có tên khoa học là Passiflora foetida L.. Đây là vị thuốc an thần từ thiên nhiên được lưu truyền bao đời nay. Theo Đông y, cây lạc tiên tính mát, vị ngọt, hơi nhẫn đắng có tác dụng an thần, gây ngủ, lợi tiểu, giảm mẩn ngứa,…

 

Y học hiện đại, chiết xuất lá lạc tiên chứa nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ như alcaloid, flavonoid, saponin.

 

Có 3 cách sử dụng lá lạc tiên chữa mất ngủ:

 

  • Cách 1: Trà hoa lạc tiên: Dùng 8 gram – 16 gram lạc tiên khô sắc nước. Đun nước theo tỷ lệ 1:1 đến khi thành cao lỏng, thêm một chút đường cho dễ uống. Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày, sau bữa ăn, trước khi ngủ, mỗi lần dùng 50ml – 100ml.

 

  • Cách 2: Sắc nước: Dùng 20 gram lá lạc tiên, 2 gram lá vông nem, 6 gram xương bồ, 6 gram cam thảo, 12 gram hạt sen, 10 gram lá tre, 10 gram lá dâu và 10 gram táo nhân sao rửa sạch. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc cùng 600ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml nước. Chia làm 2 phần uống hết ngày, dùng liên tục trong 7 – 10 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

  • Cách 3: Sắc nước: Dùng 50 gram lạc tiên, 10 gram lá dâu tằm, 30 gram lá vông, 2.2 gram liên tâm, 90 gram đường cùng acid benzonic, cho vào ấm đun cùng 100ml nước, nấu thành cao lỏng. Sử dụng 2 – 4 thìa mỗi ngày để cải thiện giấc ngủ


Uống lá gì dễ ngủ? Lá lạc tiên là vị thuốc an thần từ thiên nhiên được lưu truyền bao đời nay.

Lưu ý khi chữa mất ngủ bằng các loại lá cây

Sử dụng lá cây chữa mất ngủ là một phương pháp tự nhiên được nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực, việc áp dụng biện pháp này cũng cần cân nhắc một số lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

 

  • Lá cây hỗ trợ điều trị mất ngủ có thể mang lại hiệu quả nhất định đối với trường hợp mất ngủ ở mức độ nhẹ, vừa khởi phát. Đối với những trường hợp mất ngủ mãn tính, nghiêm trọng, việc điều trị bằng các phương pháp y tế chuyên sâu là cần thiết. Người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.
  • Hiệu quả cải thiện giấc ngủ của các loại thảo dược tự nhiên thường chậm. Vì thế, người bệnh không nên sốt ruột.
  • Mặc dù lá cây có nguồn gốc tự nhiên, nhưng cần sử dụng đúng cách, tuân thủ liều lượng khuyến cáo. Lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là các vấn đề về tiêu hóa.
  • Thăm khám với bác sĩ để được tư vấn về loại dược liệu phù hợp và sử dụng đúng cách, tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra.
  • Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần theo dõi sát sao các phản ứng của cơ thể. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng sử dụng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn.
  • Nếu sau 1 – 2 tháng áp dụng mà không có kết quả, người bệnh nên quay lại khám bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh phác đồ điều trị.

Một số biện pháp chữa mất ngủ khác

Y học cổ truyền đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ lá cây để hỗ trợ điều trị mất ngủ. Ngày nay, chúng ta có thể kết hợp đan xen nhiều liệu pháp tự nhiên và hiện đại hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ. Cụ thể như:

 

  • Ngâm chân thảo dược: Ngâm chân bằng nước ấm kết hợp với các loại thảo dược như quế, gừng, muối không chỉ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng cơ bắp mà còn mang đến cảm giác thư giãn sâu sắc. Ngâm chân khoảng 1 – 2 tiếng trước khi ngủ với nhiệt độ nước khoảng 40 – 42 độ C, kết hợp với các thành phần tự nhiên từ thảo dược sẽ giúp cơ thể thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ

 

  • Xoa bóp, bấm huyệt: Xoa bóp và bấm huyệt giúp cơ bắp được thư giãn, giảm căng thẳng, đồng thời kích thích sản sinh endorphin giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ ngủ. Thực hiện xoa bóp bấm huyệt trước khi ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

 

  • Châm cứu: Châm cứu là một phương pháp trị liệu cổ truyền, hoạt động bằng cách tác động vào các huyệt đạo, châm cứu giúp điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng và kích thích sản sinh hormone melatonin, từ đó giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu và ngon hơn.

 

  • Yoga: Tập yoga trước khi ngủ tác động tích cực đến hệ thần kinh giao cảm (SNS), kích thích sản sinh melatonin – hormone giúp điều hòa đồng hồ sinh học và giấc ngủ của cơ thể. Ngoài ra, một số bài tập yoga còn giúp điều hòa nhịp thở, tăng lưu thông máu, hạ huyết áp từ đó giúp cơ thể thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon suốt đêm.

 

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT – I): Liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ (CBT-I) là một phương pháp điều trị tâm lý hiệu quả, tập trung vào việc thay đổi những suy nghĩ và hành vi liên quan đến giấc ngủ. CBT-I hoạt động bằng cách giáo dục người bệnh về giấc ngủ, giúp họ thiết lập lại thói quen ngủ lành mạnh và giảm thiểu những yếu tố gây căng thẳng, lo lắng, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.

 

  • Vệ sinh giấc ngủ: Mất ngủ không chỉ được cải thiện bằng các loại lá thảo dược mà còn thông qua việc xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Việc duy trì giờ giấc ngủ đều đặn, tạo môi trường ngủ thoải mái, hạn chế tiếp xúc với màn hình điện tử trước khi ngủ, kết hợp với chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên.


Tập yoga trước khi ngủ là biện pháp giúp bạn có giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn.

 

Mất ngủ uống lá gì? Cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều công nhận tác dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ của các loại lá thảo dược tự nhiên như lá lạc tiên, lá đinh lăng, lá dâu tằm,… Mặc dù lành tính, nhưng để an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp. Ngoài ra, để có một giấc ngủ ngon và sâu, bạn cần kết hợp cả phương pháp tự nhiên này với lối sống khoa học, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và tạo một không gian ngủ thoải mái.

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *