Vì sao người Việt hay chọn gà trống thắp hương, dùng gà mái có sao không?

Người Việt Nam thường ưu tiên gà trống hơn gà mái trong mâm cúng.

Vì sao người Việt hay chọn gà trống để thắp hương?

Việt Nam ảnh hưởng của nền tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo nên trọng nam hơn nữ. Do đó những lễ vật dâng lên gia tiên thần linh cũng mang hơi hướng đề cao tính nam. Hơn nữa khi chọn gà cúng trong một số dịp sẽ chọn gà trống tơ chưa đạp mái. Gà mái thường đến tuổi thịt được thì đã có trứng mây.

Hơn nữa gà trống mang biểu trưng bằng tiếng gáy để kết nối giữa thần linh và con người. Gà trống đánh thức mặt trời, mang ánh sáng. Thế nên trong những dịp quan trọng như năm mới, ngày Tết, ông Công ông Táo, khai trương… thì thường chọn gà trống. Cúng gà trống mong kết nối sâu với thần linh, mong mưa thuận gió hòa.

cach-luoc-ga-cung-ngon-va-bay-ga-co-y-nghia-cho-dem-giao-thua-maxresdefault-1549200402-733-width1280height720

Gà trống biểu trưng cho sức mạnh, sức sống mãnh liệt và tượng trưng cho nam giới với đủ 5 đức tính

– Chữ Văn: Gà trống có mào ở trên đầu và 2 yếm thịt ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn chuồn của ông tiến sĩ.

– Chữ Võ: Gà trống có cựa thể hiện cho vũ khí, biểu trưng cho Võ

– Chữ Dũng: Gà trống sẽ luôn sẵn sàng “chọi” nhau để bảo vệ cho đàn của mình, sẵn sàng chí tử.

– Chữ Nhân: Gà trống thường sẽ gọi đàn của mình khi được cho ăn thóc

– Chữ Tín: Gà trống luôn gáy đúng giờ dù mưa nắng hay gió rét.

Ngoài ra, gà trống được ưu tiên trong mâm lễ cúng hơn là gà mái cũng nhờ yếu tố thẩm mỹ. Người Việt coi trọng lễ cúng và thường sắp lễ “mâm cao cỗ đầy”. Kích thước gà trống thường lớn hơn gà mái, khi đặt lên mâm lễ kèm bông hoa hồng đỏ cũng góp phần tăng tính thẩm mỹ hơn.

Không phải gà trống nào cũng được chọn để dâng cúng. Người xưa thường chọn gà trống choai, không bị dị tật, có tiếng gáy dõng dạc nhưng chưa hề đạp mái, không chỉ biểu hiện cho sự khỏe mạnh mà còn là sự tinh khiết.

Theo một số người có quan niệm giảm sát sinh thì gà mái chọn cúng có nguy cơ chọn phải gà đã có trứng (bởi nhà chưa có trứng sẽ rất bé và tanh nên ít khi làm thịt) thì sẽ tăng nguy cơ sát sinh hơn gà trống.

Chính vì những yếu tố trên thế nên gà trống thường được chọn để cúng tổ tiên thần linh thay vì gà mái.

Chọn gà mái cúng thì sao?

Theo quan niệm dân gian và phong thủy thì những dịp quan trọng như cúng Giao thừa, năm mới, cúng ông Công, ông Táo, cũng khai trương cửa hàng, cưới hỏi… thì chỉ được chọn gà trống, đặc biệt phải là gà trống tơ, trống thiến không đạp mái để thể hiện sạch sẽ mang lại linh nghiệm tài lộc.

Hơn nữa dịp này cần tiếng gáy của gà trống để đánh thức năng lượng mới, kết nối với thần linh mang lại tài lộc. Đặc biệt đêm giao thừa mà cúng gà mái thì không được hợp phong thủy vì sẽ không có thần gà đánh thức mặt trời vào buổi sáng, thì sẽ không mang tới năm mới thuận lợi sáng sủa.

Dịp nào ưu tiên gà mái?

Còn với tuần rằm thì việc cúng gà mái cũng không phạm đại kỵ gì như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên khi cúng gà mái thì thường chặt đĩa thay vì đặt cả con dáng chầu như gà trống. Nhưng gà mái cúng là gái mái tơ, để thể hiện may mắn bình an.

Trong các dịp đặc biệt thì gà mái sẽ ưu tiên được chọn là dịp cúng cầu nguyện con cái, dịp cúng thông thường trong gia đình, dịp cúng vong linh cô hồn, cúng gia tiên… Trong trường hợp này gà mái biểu trưng cho sự sinh sôi tốt cho việc cầu nguyện. Còn với mâm cúng mang ý nghĩa dâng món ăn thì cúng gà mái là bình thường với lại gà mái ăn ngon thịt thơm.

Theo TS Nguyễn Ngọc Mai-Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, việc chọn gà trống để sắp lễ cúng là phong tục, tín ngưỡng và niềm tin văn hóa mà không hề là quy tắc nào.

Do đó, chúng ta không nên quá đặt nặng tư tưởng về mâm cúng cầu kỳ, cũng không nên lo lắng hay bi quan khi chọn nhầm gà mái.

Trên tất cả, đó là phong tục cần phải lưu truyền, thể hiện thành ý nhớ về tổ tiên, nhớ về cội nguồn, mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình nhân dịp năm mới.

Gà cúng trên bàn thờ nên để quay vào hay quay ra: Nhiều nhà làm sai bảo sao mất lộc

Gà luộc là lễ vật không thể thiếu khi thắp hương lên bàn thờ, nhưng bạn có biết gà cúng nên để quay ra hay quay vào mới đúng?

Gà là lễ vật không thể thiếu của người Việt khi cúng bái và dâng lên bàn thờ. Tuy nhiên, khi cúng gà bạn cần nắm rõ một vài quy tắc để không phạm vào đại kỵ.

ga5

Vì sao phải chọn gà trống choai dâng cúng?

Với người Việt, gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật được chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết. Con gà như biểu tượng văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông, dần thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam khi Tết đến, xuân về.

Người ta cúng gà trống với hi vọng nó sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm, mang lại mưa thuận gió hòa cho nông nghiệp.

ga2

Đặt gà thế nào trên bàn thờ gia tiên?

Theo ông Hà Thanh (Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông – Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), mọi người quan niệm có được con gà cúng như ý sẽ yên tâm đón một năm mới tốt đẹp. “Với mâm cúng giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ngài Tân niên hành khiển đi qua (theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới. Cúng Giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới). Riêng gà đặt cúng trên ban thờ, quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên.

Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà “không chịu chầu”. Bày gà cúng nếu đặt đầu quay ra phía ngoài sẽ đẹp mắt hơn. Còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì”, ông Hà Thanh cho biết.

Cũng theo ông Hà Thanh, khi cúng lễ thì nên để nguyên cả con gà trống vừa đẹp mắt, vừa nghiêm cẩn. Với gà mái, có thể chặt miếng, nhưng khi bày đĩa không được đẹp mắt và giảm bớt phần nghiêm cẩn. Nếu chặt miếng, phải để gà nguội thịt mới chặt để miếng thịt gà gọn mắt.

Không nên chặt khi thịt gà còn nóng vì vừa bị bắn bẩn xung quanh, thịt gà lại bị nát nhũn, méo mó. Không nên dùng thịt gà quay, rán, ninh, om vì cả hình thức và màu sắc đều không đẹp, mất cân đối và không nghiêm cẩn.

Cách đặt gà cúng Thần Tài – Thổ Địa

Tương tự như cách bày gà cúng trên bàn thờ gia tiên, gà cúng trên bàn thờ Thần Tài cũng đặt nguyên con trên đĩa (tiết lòng đặt phía dưới bụng gà). Miệng gà ngậm một bông hoa hồng đỏ, đầu gà cúng quay ra hướng cửa chính, hướng đón quan Hành.

2

Cách luộc gà cúng ngon và đẹp

Với gà cúng, bạn không thể mổ phanh như để làm món rang, chiên hay luộc ăn bình thường mà phải mổ moi thì mới có thể tạo dáng đẹp và tránh tình trạng co da. Nên cắt rời phần chân từ khuỷu để tránh tình trạng co da khi luộc, gây nứt toác ở phần đùi.

Để tạo dáng gà chầu, cần lấy dao sắc rạch hai bên cổ gà, nhét phần cánh về phía miệng thông qua hai đường này. Cần cẩn thận, khéo léo để cánh không bị cong, gãy mà vẫn hướng ra ngoài.

Nếu thích dáng gà bay, hãy bẻ nhẹ hai cánh gà về phía lưng, buộc cố định phần khớp xương của hai cánh lại với nhau. Lưu ý là độ chặt vừa phải để tránh tạo vết hằn hoặc rách da sau khi luộc.

Cho gà vào nồi sâu lòng sao cho bụng hướng xuống dưới cùng với gừng, hành đập dập và một chút muối, đổ nước ngập gà rồi đặt lên bếp. Cho gà vào nồi ngay từ khi nước còn lạnh giúp cho thịt gà chín dần từ ngoài vào trong, da không bị nứt. Nếu là gà để ngăn đá, bạn phải rã đông hoàn toàn mới cho vào luộc.

Do phần da bụng tiếp giáp đáy nồi rất dễ bị nứt nên kinh nghiệm là đặt gà vào bát tô sâu lòng rồi mới đặt vào trong nồi nước, vừa để định hình dáng con gà cúng, vừa đảm bảo da đẹp, không bị nứt.

Muốn gà cúng da vàng, không bị bám các vẩn tiết cũng như không bị ôi thiu thì nên luộc lòng tiết gà vào một nồi nhỏ khác, không nên luộc chung nồi gà lễ.

Khi luộc gà cúng nên chỉnh lửa vừa, mở hé vung, luộc sôi lên thì vớt hết vàng bọt. Khi sôi 5 phút thì tắt bếp và ngâm gà trong nồi thêm khoảng 15-20 phút, như vậy da gà không bị co rút làm nứt da.

Để da gà căng mọng không xuống màu, sau khi gà chín, bạn để gà nguội sau đó vớt ra nhúng vào nước sôi để nguội cho thêm vài viên đá.

Để da gà thêm bóng mượt, vàng ươm, bạn có thể hòa mỡ gà với chút nước ép nghệ, phết một lớp mỏng lên khắp bề mặt gà

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *