Thịt lợn trần qua nước sôi, tưởng sạch mà ngấm thêm chất bẩn: Làm như này mới là đúng nhất.

Rất nhiều người thường có thói quen trần thịt bằng nước sôi trước khi nấu, nhưng liệu điều này có đúng hay không?

Để có những bữa ăn ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm, những người nội trợ rất quan tâm trong việc lựa chọn thực phẩm ngon sạch. Nhiều người mách nhau khi mua thịt lợn về, trước khi chế biến nên chần qua bằng nước đun sôi để loại bỏ các chất độc hại. Nước sôi ở nhiệt độ cao sẽ giúp loại bỏ hết virus, vi khuẩn có hại… Nhưng sự thực thì việc làm đó không có tác dụng loại bỏ chất độc, chất bẩn ra khỏi miếng thịt mà còn có tác dụng không tốt đối với sức khỏe người sử dụng.

Vì dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein và mỡ, còn vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein. Do vậy khi thịt chưa được rửa sạch mà chần qua nước sẽ làm các thớ thịt bên ngoài co lại, làm các chất bẩn trong thịt không thể thoát ra. Từ đó làm cho thịt bị ngấm ngược chất bẩn vào bên trong.


Sơ chế thịt sao cho sạch?

Để có miếng thịt thơm ngon, khi mua thịt về trước tiên hãy rửa bằng nước sạch nhiều lần. Sau đó có thể dùng muối xát vào miếng thịt, hoặc rửa nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nước sạch.

Ngoài ra, có thể ngâm thịt hoặc xương trong nước vo gạo khoảng 1giờ. Cách này rất hiệu quả để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt xương sườn, máu thừa ở thịt và mỡ xương, vừa giảm mùi tanh giúp cho món ăn thêm phần thơm ngon.

Hoặc có thể cho xương hoặc thịt vào bát nước có pha chút giấm trắng, ngâm trong khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa sạch, để ráo nước rồi chế biến. Giấm có tác dụng làm mềm thịt, loại bỏ máu thừa trong thịt.

Nên luộc thịt bằng nước sôi hay nước lạnh?

Nhiều người có thói quen luộc thịt bằng nước lạnh, nhưng cũng không ít người lại luộc thịt bằng nước nóng. Vậy đâu là phương pháp chế biến ngon và có lợi cho sức khỏe?

Thịt luộc bằng nước sôi sẽ ngọt hơn thịt luộc bằng nước lạnh. Bởi thịt giữ được chất dinh dưỡng, không bị phân hủy do đun sôi quá lâu. Thịt luộc bằng nước lạnh tuy miếng thịt không ngon bằng nhưng nước luộc thịt lại ngọt, đậm đà vì chất dinh dưỡng đã tiết ra nước. Có thể tận dụng để nấu canh.

Vì vậy, tùy vào nhu cầu để chọn luộc thịt theo cách nào. Trong quá trình chế biến, nếu thấy có hiện tượng nổi bọt, váng nên dùng thìa để hớt bỏ đi.

Để thịt thơm ngon, tránh mùi hôi, có thể cho thêm củ hành khô nướng thơm hoặc một chút sả… khi chế biến.

Chọn thịt lợn sạch, tươi ngon, an toàn

Màu sắc, mùi thịt

Khi mua nên quan sát màu và xem xét mùi của thịt. Thịt lợn chất lượng sẽ có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, mùi không bị ôi thiu. Khi cắt thịt theo chiều dọc sẽ thấy được phần thịt khô ráo bên trong, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà và khi ngửi không có mùi gắt dầu. Khi đem luộc, nước sẽ trong, xuất hiện váng mỡ to và không bị bọt nhiều.

Độ đàn hồi

Thịt lợn sạch là thịt tươi mới nên có độ đàn hồi rất tốt. Khi mua dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Lúc này khi quan sát, nếu thấy các thớ thịt đều, săn chắc, không nhũn nhão, đàn hồi tốt, không rỉ dịch, chảy nhớt thì là thịt lợn ngon.

Lớp mỡ, thịt

Thông thường, thịt lợn ngon sẽ có lớp mỡ dày khoảng 1,5 – 2cm. Trong đó, lớp mỡ và phần thịt nạc dính chặt với nhau. Nếu lớp mỡ và bì càng dày thì chứng tỏ đó là lợn không bị nuôi tăng trọng.

xem thêm;

Cây hoa giấy cực hợp người thuộc mệnh này: Trồng 1 cây trong nhà sinh tài sinh lộc

Hoa giấy là loại cây phong thủy và làm cảnh được nhiều người yêu thích. Bạn có biết cây hoa giấy hợp với mệnh gì nhất hay không?

Hoa giấy là loại dây leo dạng gỗ, cây bụi hoặc cây thân gỗ có gai. Các loài này thường mọc cao từ 1 – 12m, chúng bò trên cây khác bằng các gai có móc.

Loại cây này có sức sống dẻo dai, có thể sinh trưởng tốt ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Người trồng có thể uốn các thế cây hoa giấy theo ý thích để tạo dáng cho đẹp hơn. Cây ưa sáng, phát triển nhanh nếu thoát nước tốt, cần lưu ý không chịu được ngập úng.

Hoa giấy cực kỳ thích hợp trồng ở niềm Nam nước ta và cho hoa quanh năm. Còn nếu trồng ở miền Bắc thì cây sẽ cho hoa rực rỡ nhất vào tháng 6 và tháng 7. Cây rất dễ bị rụng lá nếu sống trong môi trường khô căn lâu ngày.

Lá của cây hoa giấy mọc so le, lá đơn hình trứng và nhọn mũi, chiều dài 4 – 13cm và rộng 2 – 6cm. Cánh hoa rất mỏng và giống như giấy nên được gọi là hoa giấy. Hoa có nhiều màu khác nhau như hồng, tím, tía, đỏ, cam, trắng hay vàng… Quả ở dạng quả bế hẹp, 5 thùy. Đây là loài cây ít bị sâu bệnh nhưng có thể bị tổn thương từ các loài giun và rệp. Một số loại ấu trùng của loài cánh vẩy cũng sẽ làm hại đến cây hoa giấy, ví dụ như loài bướm đêm báo khổng lồ.

Cây hoa giấy là cây cảnh với màu sắc sặc sỡ, có khả năng trang trí nhà ở trở nên lộng lẫy, nổi bật. Hoa giấy có nhiều màu khác nhau, phổ biên là hoa giấy hồng, đỏ, vàng và trắng. Cây hoa giấy trắng tạo nên vẻ đẹp thanh tao, lịch lãm cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt cây hoa giấy phong thủy mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Thân cây thuộc dạng thân gỗ leo nhưng rất nhiều gai và cứng chắc, trái ngược hẳn với vẻ mong manh của những bông hoa. Do vậy người ta hay nói cây hoa giấy tượng trưng cho sự bảo vệ cái đẹp.

Cánh của bông hoa giấy luôn đan khít vào nhau như anh em trong một gia đình khăng khít bảo vệ nhau. Chính vì lẽ dó, hoa giấy thể hiện cho tình cảm gia đình gắn bó sâu đậm.

Cây hoa giấy hợp mệnh gì?

Câu trả lời cho cây hoa giấy hợp mệnh gì đó chính là cây hoa giấy hợp mệnh thổ. Những người thuộc mệnh thổ khi trồng những cây hoa giấy trong nhà thường làm ăn phát đạt hơn, cuộc sống tốt hơn và mọi thứ đều suôn sẻ, mang đến nhiều may mắn.

Cây hoa giấy cũng được cho là hợp với tuổi Tỵ và Mậu Dần. Khi gia chủ có tuổi hợp thì thường trồng những cây hoa giấy để phát huy tài lộc, vận may của mình.

Cây hoa giấy còn giúp tạo điểm nhấn cho không gian sống của bạn, tạo nên sự trang trọng, tinh tế, hấp dẫn và giúp gia chủ có được tinh thần thoải mái, sự hưng phấn trong công việc và cả trong cuộc sống.

Vị trí trồng cây hoa giấy giúp xua đuổi tà ma

Cổng chính của ngôi nhà là nơi thể hiện rõ nhất tính cách cũng như lối sống của gia chủ. Đây cũng là nơi đầu tiên đón những dòng khí chính cho ngôi nhà. Phong thủy của ngôi nhà có tốt hay không được thể hiện ở ngay chiếc cổng mà gia chủ cần phải tìm hiểu, tính toán để không tạo ra sự xung sát khí.

Nếu muốn trồng hoa giấy ở sân thì chỉ nên trồng tại góc sân hoặc tại góc xấu so với tuổi của gia chủ. Việc trồng cây tại vị trí đó chính là giải pháp để hóa giải hướng xấu. Cây hoa giấy sẽ bao trùm và hấp thụ hết xung sát khí trong nhà. Lưu ý tuyệt đối không trồng cây hoa giấy ngay giữa lối đi.

Ban công và cửa sổ cũng là nơi đón các dòng khí và năng lượng vào ngôi nhà. Việc trồng cây hoa giấy ở ban công hay cửa sổ đều rất phù hợp, giúp mang lại tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, nó mang lại sự hài hòa với không gian sống tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên và thư thái cho mọi người.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *