Lỡ tay nấu mặn đừng vội thêm nước, bí kíp cho thứ này vào nồi giúp khắc phục tức thì

Lỡ tay nấu mặn đừng vội thêm nước, bí kíp cho thứ này vào nồi giúp khắc phục tức thì

Để làm giảm vị mặn của món ăn, bạn có thể tham khảo một trong các mẹo nhỏ dưới đây.

Dùng khoai tây

Bạn hãy lấy khoai tây sống, cắt thành lát mỏng rồi bỏ vào nồi canh hoặc súp bị mặn. Để khoai trong đó ít nhất 15 phút. Những lát khoai tây có thể hút muối rất hiệu quả. Sau đó bạn chỉ cần vớt khoai tây ra và nêm nếm lại xem vị của món ăn đã phù hợp chưa.

Dùng giấm hoặc nước chanh tươi

Một lượng nhỏ giấm gạo hoặc nước chanh tươi sẽ giúp trung hòa vị mặn của món ăn. Lưu ý, với những món ăn có sữa, bạn không nên dùng cách này vì dưới tác dụng của giấm/chanh sữa sẽ bị kết tủa, làm thay đổi mùi vị của món ăn.
lo-tay-nau-man-dung-voi-cho-nuoc-01

Dùng cà chua

Nếu không có chanh và khoai tây, cũng có thể sử dụng cà chua cắt lát dày cho vào món ăn và ngâm trong đó từ 15 đến 20 phút. Cà chua có thể giúp để làm giảm vị mặn của món ăn. Tuy nhiên, cà chua sẽ không hiệu quả bằng những phương pháp trên vì loại quả này chỉ có vị chua dịu nhẹ.

Lòng trắng trứng giúp hút vị mặn của món ăn

Đối với các món canh, món súp nấu bị mặn, bạn có thể lấy lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt, không cần đánh tan, đổ trực tiếp vào nồi và để sôi khoảng 5 phút. Vị mặn sẽ giảm đi nhiều. Tuy theo lượng đồ ăn bạn nấu mà sử dụng lượng lòng trắng cho phù hợp.
lo-tay-nau-man-dung-voi-cho-nuoc-02

Mật ong giúp làm dịu vị mặn

Bạn có thể sử dụng mật ong cho một số món ăn. Vị ngọt thanh của mật ong sẽ giúp món canh, mọt súp bớt mặt và có vị ngọt tự nhiên. Ngoài ra, bạn có thể dùng đường thay thế cho mật ong. Lưu ý, chỉ nêm một lượng đường/mật ong vừa phải, cho vừa khẩu vị, không nên nêm quá nhiều sẽ khiến món ăn đổi vị.

Dùng nước

Đối với những món canh, món súp, món kho có nước, nếu bị mặn thì bạn có thể cứu nguy bằng cách thêm nước. Thêm nước một cách từ từ và nêm nếm xem món ăn đã vừa miệng chưa. Có thể nêm thêm một số loại gia vị cần thiết khác như bột ngọt, tiêu, ớt bột để đảm bảo món ăn thơm ngon.

Mua bưởi ăn Tết: Trọn bộ bí kíp chọn và bảo quản để bưởi Diễn luôn căng bóng, chẳng lo mốc 

Bưởi là loại quả không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết, cũng là loại trái cây giúp giải ngấy hiệu quả.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa thôi, chúng ta sẽ chính thức nói lời tạm biệt với năm Quý Mão 2023 để bước sang năm Giáp Thìn 2024. Cứ mỗi dịp cận Tết, bưởi lại trở thành loại trái cây được các bà nội trợ săn đón.

Mâm cúng ngày Tết không thể thiếu bưởi. Sau những bữa ăn đủ đầy với thịt gà, giò chả, nem rán, bánh chưng,… muốn giải ngây, cứ ăn bưởi là nhất, vừa thanh mát, vừa hỗ trợ tiêu hóa chẳng lo đầy bụng.

Có lẽ chính vì lẽ đó mà nhiều gia đình thường mua cả trăm quả bưởi để ăn dần hoặc đi biếu dịp Tết.

Nếu bạn cũng là một trong số những người đang “đi săn” bưởi, đừng quên lưu lại bộ bí kíp này nhé!

Mua bưởi ăn Tết: Trọn bộ bí kíp chọn và bảo quản để bưởi luôn căng bóng, chẳng lo mốc - Ảnh 1.

Cảnh quen thuộc mỗi dịp cận Tết của không ít gia đình Việt

1 – Cách chọn bưởi Diễn ngon

Bưởi Diễn là một trong những loại bưởi “hot” nhất dịp Tết vì giá thành phải chăng, độ ngọt vừa phải. Diễn là tên của vùng đất thuộc xã Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nơi đây cho ra thị trường những quả bưởi vàng tươi, thơm dịu, bắt mắt.

Để chọn được bưởi Diễn vừa ngon vừa đẹp, bạn hãy lưu ý hình dáng và màu sắc của quả bưởi. Quả tròn đều, cuống nhỏ, vỏ màu vàng rơm hoặc vàng sậm là quả ngon. Nếu mua bưởi để bày mâm ngũ quả, bạn nên chọn quả bưởi to, nặng và có màu vàng tươi. Nếu chọn bưởi Diễn để ăn, những quả rám nắng, dẹt và có màu vàng sậm sẽ ngọt hơn quả vàng tươi.

Mua bưởi ăn Tết: Trọn bộ bí kíp chọn và bảo quản để bưởi luôn căng bóng, chẳng lo mốc - Ảnh 2.

Bưởi Diễn bày mâm ngũ quả (Ảnh minh họa)

2 – Cách bảo quản để bưởi không bị mốc

Mua bưởi số lượng lớn mà không biết cách bảo quản, bưởi sẽ bị mốc xanh ở vỏ. Để tình trạng này không xảy ra, bạn cần nhớ 3 điều này:

– Thứ nhất: Không được vặt phần núm ở cuống bưởi.

Mua bưởi ăn Tết: Trọn bộ bí kíp chọn và bảo quản để bưởi luôn căng bóng, chẳng lo mốc - Ảnh 3.

Đây chính là phần núm ở cuống bưởi

– Thứ hai: Quét vôi quanh cuống bưởi để hạn chế côn trùng, vi khuẩn.

– Thứ ba: Không để bưởi ở nơi ẩm thấp nhưng cũng không nên để ở nơi có ánh nắng trực tiếp rọi vào. Chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp là tốt nhất.

3 – Cách để bưởi cúng vàng bóng, căng tròn không héo

Mâm ngũ quả ngày Tết phải có bưởi là điều tất cả chúng ta đều đã rõ, nhưng không phải ai cũng biết cách để trái bưởi trên mâm ngũ quả luôn có màu vàng bóng, vỏ không bị héo hoặc thâm.

Để bưởi trên mâm ngũ quả, mâm cúng hoặc ban thờ luôn vàng bóng, không héo, bạn hãy nhớ: Tuyệt đối không rửa bưởi với nước, chỉ nên dùng khăn ẩm lau quả bưởi nhẹ nhàng. Sau đó, thấm ướt khăn bằng rượu trắng và lau bưởi 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút.

Làm như vậy, dảm bảo đến hết ngày rằm tháng Giêng, bưởi trên mâm cúng vẫn căng tròn, vàng bóng.

Mua bưởi ăn Tết: Trọn bộ bí kíp chọn và bảo quản để bưởi luôn căng bóng, chẳng lo mốc - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *