Thường thì sau khi nhặt rau chúng ta sẽ vứt bỏ cành. Tuy nhiên, với những loại rau này nếu bạn cắm cành xuống đất thì quanh năm có rau ăn.
Rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau dễ trồng, ít sâu bệnh và có thể trồng bằng cành, thậm chí với cách này tốc độ phát triển của cây sẽ rất nhanh. Để giâm cành mồng tơi, bạn cần chọn những cành khỏe mạnh, có lá non hoặc mầm càng tốt.
Cắm chúng trong thùng xốp với đất giàu dinh dưỡng, mỗi cành cách nhau tầm 10cm. Đặt thùng xốp trong bóng mát, khi chúng ra rễ và lá mới thì đưa ra ngoài ươm. Lưu ý, cần tưới nước đầy đủ để mồng tơi phát triển tốt.
Rau dền
Rau dền chứa nhiều kẽm và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những loại rau bạn hoàn toàn có thể trồng bằng phương pháp giâm cành. Cách này rất hiệu quả lại không tốn nhiều công chăm sóc
Bạn hãy chọn những cây rau dền có thân to, chắc khỏe, ngắt hết lá to đi, nếu có mầm hoặc lá non thì giữ lại. Sau đó ngâm cành vào nước, lưu ý nước chỉ cao tầm 2-3cm so với cành gốc là được. Khoảng 10 ngày sau, khi rễ mới từ thân cây mọc ra, bạn hãy mang nó trồng vào đất. Khoảng 2-3 tuần sau là bạn có thể thu hoạch rau được rồi.
Rau muống
Rau muống có thể trồng bằng hạt hoặc theo phương pháp giâm cành, có thể phân luống rau hoặc trồng trong chậu, thùng xốp,… Để trồng rau muống bằng cành, trước tiên bạn hãy ngắt hết lá đi để ưu tiên tạo rễ, đâm mầm mới, giúp cây thu hoạch nhanh hơn.
Vùi cành rau muống xuống đất sâu khoảng 5cm, tốt nhất là vùi khoảng 1-2 đốt vì rễ sẽ mọc ra ở ngay phần đầu các đốt đó. Phần cành trên, bạn để dài khoảng 10-20 cm là được. Cành rau muống trồng thẳng hướng lên trên, cách đều nhau một khoảng để rau phát triển về sau. Lúc mới cắm cành xuống đất, hãy để chậu ở chỗ mát, tưới nước cho rau thường xuyên, chỉ sau vài ngày cây sẽ phát triển tốt.
Rau ngót
Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là một trong những loại rau được trồng bằng phương pháp giâm cành. Bạn hãy chọn những cây rau ngót già, cành khỏe, không sâu bệnh rồi cắt thành từng đoạn dài khoảng 20cm.
Cành giâm vào đất cần để cây nghiêng khoảng 45 độ, mỗi cành cách nhau khoảng 25-30 cm, mỗi hốc có thể trồng 2 cây. Thường xuyên tưới nước cho cây, khoảng 20-25 ngày sau cây sẽ ra rễ và không lâu sau bạn có thể thu hoạch được rồi.
Rau lang
Rau lang hay còn gọi là rau khoai, là loại rau chuyện được trồng bằng cách giâm cành. Chỉ cần chọn những cành rau lang chắc khỏe, cắm xuống đất thì sau một thời gian cành sẽ nhanh chóng bén rễ, phát triển khỏe mạnh.
Lưu ý khi giâm cành, bạn nên đặt dây khoai lang vào đất nghiêng khoảng 45 độ, để lại 2-3 đốt và 3 lá ngọn phía trên mặt đất để cây mọc nhánh. Nếu trồng lấy củ, mỗi cành nên cách nhau 20-30cm. Nếu trồng lấy lá, lấy ngọn, khoảng cách có thể gần hơn, khoảng 10-15cm. Sau khi lấp chặt gốc, bạn nên tưới nước và đặt cây ở nơi râm mát để cây hồi sức.
Lá lốt
Lá lốt là một trong những loại cây thích hợp trồng bằng phương pháp giâm cành. Bạn hãy chọn những cành khỏe, cắt thành từng đoạn dài 20-30cm để giâm cành.
Giâm từng hàng vào đất, sao cho ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt, tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Trong 15 ngày đầu, bạn hãy tưới nước 2 lần/ngày cho cây, sau đó có thể tưới 2-3 ngày/lần tùy thuộc thời tiết. Lưu ý, lá lốt ưa bóng râm nên bạn hãy đặt cây ở nơi mát mẻ, có mái che, tránh mang cây ra phơi nắng.
Các loại rau thơm
Các loại rau thơm phổ biến như tía tô, kinh giới, húng quế,… đều có thể trồng nhanh chóng bằng phương pháp giâm cành. Sau khi sử dụng phần lá và ngọn mềm cho những bữa cơm gia đình, bạn có thể dùng phần cọng cứng, già, còn lá để trồng cây mới. Chú ý đặt chúng tại các nơi có vừa đủ ánh nắng và thường xuyên tưới nước cho cây.
Bạn cắt lấy một đoạn khoảng 7 – 9 cm tính từ ngọn trở xuống, ngắt hết lá và chỉ để lại hai lá mầm ở đầu ngọn. Sau đó, đặt cành rau thơm vào một cốc nước sạch và có thể để ở cửa sổ nhiều nắng. Sau 1 tuần, rễ non sẽ bắt đầu nhú ra từ gốc cành rau thơm.
Loại rau đắt như thịt bò, ngọt như mì chính nhưng công dụng cực tốt cho sức khỏe, gặp đừng tiếc tiền mua
Đây là loại rau dại ở miền núi được nhiều người săn lùng.
Loại rau nhắc tới ở đây là rau sắng. Đây là loại rau thường có ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Rau sắng hiện nay được bán tới 200.000 đồng/kg, hoa và lá rau có thể lên tới 350.000 đồng/kg. Loại rau này còn được gọi với tên là rau ngót rừng, tương truyền là rau được bộ đội xưa dùng để thay cho mì chính nên còn được gọi là cây mì chính. Rau sắng cũng có ở những khu chùa Hương, Hà Nội, vùng núi đá Kim Bảng (Hà Nam), vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ), Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn… Người dân thu hoạch những ngọn non từ cây thân gỗ cao 3-7m. Hoa rau sắng mọc ở thân cây. Hoa và lá non đều ăn được, trở thành đặc sản hiện nay.
Về giá trị dinh dưỡng, rau sắng chứa 82,4% nước, 5,6-6,5% protein, 5,3-5,5% gluxit, 2,2% cellulose. Trong 100g rau chứa 0,23g lysen, 0,19g methionin, 0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin, 0,23g Isoleucin. Đây đều là các axit amino cần thiết cho cơ thể.
Rau sắng ngọt như mì chính và rất bổ dưỡng
Theo Đông y, rau sắng có vị bùi, tính mát, được dùng trong giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa nhiệt miệng, táo bón.
Rau sắng cũng là nhóm rau giàu chất xơ và các axit amin, lysine, caroten nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh con, tránh sót nhau thai. Trước đây, thực phẩm hiếm, rau sắng được dùng để bồi bổ cho người mới ốm dậy.
Rau sắng giúp thanh nhiệt, giải độc do bia rượu. Cách dùng là lấy lá rau sắng giã ra vắt nước uống chỉ 1-2 lần hết triệu chứng.
Trường hợp bị mụn nhọt viêm phổi thì lấy rau sắng nấu canh giúp tiêu độc nhanh. Trường hợp trẻ bị tưa lưỡi lấy rau sắng giã nát, hòa với mật ong và dùng bông gạc thấm, chà lên lưỡi, họng.
Bạn có thể tham khảo những món ngon như rau sắng nấu canh (bò, heo, gà, tôm) tùy sở thích. Rau sắng rửa sạch vò mềm cho vào chế biến, nêm gia vị vừa ăn. Với món rau sắng xào thịt bò, cho tỏi bằm nhuyễn phi thơm, bỏ rau non vào xào đều sau đó trút thịt bò xào to lửa, ăn lúc vừa chín.
Tuy nhiên rau sắng cũng kỵ với một số đối tượng, như người đang có thai, người có đường ruột kém, hay đầy bụng khó tiêu cũng hạn chế ăn. Ngoài ra, rau sắng có tác dụng hạ huyết áp nên những người huyết áp thấp không nên ăn.