Nếu không biết cách bảo quản, gừng sẽ nhanh bị thối và mọc mầm. Muốn để gừng được lâu mà không hỏng, bạn hãy áp dụng mẹo nhỏ dưới đây.
Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp gia đình. Ngoài việc dùng trong nấu nướng, bạn có thể dùng gừng để pha trà, làm mứt, làm kẹo với tác dụng làm ấm cơ thể, xua tan cảm lạnh.
Nhiều bà nội trợ sẽ gặp tình trạng gừng nhanh thối hỏng hoặc để qua vài hôm là gừng mọc mầm, teo lại
Để bảo quản gừng được lâu, bạn cần có những bí quyết nhỏ dưới đây.
Bảo quản gừng trong thùng gạo
Nếu mua nhiều gừng mà chưa dùng đến, bạn có thể vùi chúng vào trong thùng gạo.
Lưu ý, trước khi cho gừng vào thùng gạo, hãy lấy khăn lau sạch phần đất bám bên ngoài vỏ gừng. Không nên rửa gừng với nước vì như vậy gừng sẽ rất nhanh hỏng. Sau đó, chỉ cần bỏ gừng vào trong thùng gạo. Thùng gạo khô ráo sẽ giúp gừng để được lâu hơn, không lo bị thối hay mọc mầm.
Bảo quản gừng bằng muối
Gừng mua về rửa sạch cho hết bùn đất bám bên ngoài.
Chuẩn một một bát nước nhỏ và thêm muối vào khuấy đề.
Cho gừng vào ngâm trong nước muối khoảng 10 phút.
Sau đó, vớt gừng ra và để ở nơi thoáng mát cho thật khô. Phải để gừng khô hết nước trước khi bảo quản.
Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm gói từng củ gừng lại. Dùng tay vuốt và ép hết không khí bên trong màng bọc thực phẩm ra ngoài, sao cho màng bọc bọc càng sát vào củ gừng càng tốt.
Muối có tác dụng diệt khuẩn, giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển làm hỏng gừng. Màng bọc thực phẩm sẽ giúp ngăn cách củ gừng với không khí bên ngoài. Cách này giúp gừng để lâu vẫn tươi ngon.
Với những miếng gừng cắt dở, bạn có thể thoa một chút muối lên bề mặt lát cắt. Sau đó, để gừng ở nơi khô thoáng. Làm như vậy, miếng gừng dùng dở sẽ không bị hỏng.
Bảo quản gừng bằng giấm trắng
Đầu tiên, bạn cũng cần làm sạch đất cát bám trên củ gừng và để gừng ở nơi thoáng mát cho thật khô.
Chuẩn bị một chiếc lọ hoặc hộp có nắp đậy. Bỏ gừng đã làm sạch và để ráo vào trong hộp. Để giấm vào ngập hết gừng. Bạn có thể dùng giấm trắng hoặc giấm balsamic hay bất cứ loại giấm nào khác đều được. Cuối cùng, đậy kín nắp lọ và để ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Với cách này, gừng sẽ để được lâu mà không bị hỏng. Bạn có thể dùng gừng ngâm giấm để ăn trực tiếp hoặc làm gia vị cho các món ăn đều được.
Bảo quản gừng thái lát
Bạn có thể bảo quản gừng trong tủ lạnh nhưng nên sơ chế trước đó. Gừng mua về rửa sạch đất cát và để ráo nước. Phần vỏ gừng cũng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nên bạn không cần phải cạo bỏ vỏ.
Cắt gừng thành từng lát mỏng rồi xếp vào hộp có nắp đậy. Bỏ hộp gừng vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Với cách này, bạn có thể giữ gừng tươi ngon trong cả năm. Mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy một lượng vừa đủ ra để chế biến là được, không cần rã đông.
Với những củ gừng đã mọc mầm, bạn đừng vội bỏ đi. Hãy vùi gừng vào trong chậu đất, thỉnh thoảng tưới nước để gừng có thể phát triển. Sau một thời gian, bạn sẽ có cây gừng trong nhà. Ngoài việc chờ thu hoạch phần củ gừng, phần lá gừng cũng có thể sử dụng trong các món ăn cũng rất thơm ngon
Nghiên cứu 20 năm chỉ ra 4 bí quyết vàng nuôi dạy con thành công
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã chỉ ra 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của trẻ. Hãy cùng khám phá những bí quyết vàng này để giúp con bạn phát triển toàn diện và đạt được những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!
CNBC gần đây đã báo cáo rằng TS Aliza Pressman, người đồng sáng lập kiêm giám đốc của Trung tâm Nuôi dạy Con cái tại Hệ thống Y tế Mount Sinai ở New York, Mỹ, đã dành hai thập kỷ nghiên cứu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ em thành công. TS Pressman nhấn mạnh tầm quan trọng của một kỹ năng thường bị bỏ qua nhưng lại rất cần thiết để phát triển những cá nhân xuất sắc: Nuôi dưỡng hiệu quả bên trong.
Sự hiệu quả bên trong được hiểu là niềm tin mà một người có vào năng lực của bản thân mình trong việc thực hiện các hành động cần thiết để đạt được các mục tiêu cá nhân.
Khác với lòng tự trọng, mà chủ yếu tập trung vào việc đánh giá giá trị của bản thân, sự hiệu quả bên trong liên quan đến sự tự tin và quyết tâm vượt qua khó khăn và theo đuổi ước mơ.
Trẻ em có ý thức mạnh mẽ về sự hiệu quả bên trong thì có khả năng đối mặt với những thách thức mới, bền bỉ trước thất bại và phát triển tư duy hướng tới sự tiến bộ không ngừng.