Luộc thịt nên đợi nước sôi hay cho vào ngay từ lúc nước lạnh? Nghe qua kinh nghiệm của đầu bếp Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai.

Luộc thịt nên đợi nước sôi hay cho vào ngay từ lúc nước lạnh? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai

Luộc thịt tưởng chừng là một công việc đơn giản song không phải ai cũng biết cách làm đúng.

Bên cạnh những món chiên rán, xào, được chế biến cầu kỳ, công phu với nhiều loại gia vị, thịt luộc cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình. Đặc biệt vào mùa hè, món thịt luộc vừa ngon miệng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng lại thanh mát.

Việc luộc thịt cũng được đánh giá là một công việc đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên có một số điều tưởng như ai cũng biết nhưng thực tế lại rất nhiều người làm sai. Bước đầu tiên khi cho thịt vào nồi luộc là một ví dụ.


Luộc thịt là công việc tưởng dễ nhưng vẫn có nhiều người mắc phải sai lầm (Ảnh minh họa)

Cụ thể, câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là khi luộc thịt thì nên đợi nước sôi rồi cho thịt vào hay cho vào ngay từ khi nước lạnh. Vậy đáp án đúng sẽ là gì?

Chuyên gia đưa ra lời khuyên

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, mỗi cách luộc thịt lại có những ưu, nhược điểm riêng. Đầu tiên, ta xét trước về cách luộc thịt khi nước đã sôi. Tức là người dùng sẽ đặt nồi nước lên bếp để đun trước. Khi nước sôi thì mới thả miếng thịt cần luộc vào. Đây là cách làm có phần phổ biến hơn so với cách luộc thịt với nước lạnh.

Nhiều người dùng đánh giá, cách làm này giúp thịt chín nhanh hơn, an toàn hơn. Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam giải thích, khi thả miếng thịt sống vào nồi nước sôi, các thớ thịt và hợp chất protein bên ngoài sẽ bị se cứng, thậm chí đóng vón lại. Từ đó, các chất protein bên trong miếng thịt không thoát ra được. Điều này giúp bảo đảm chất dinh dưỡng trong thịt được giữ gần như nguyên vẹn.

Song, nếu miếng thịt không được sơ chế, làm sạch kỹ, bản thân bên trong thịt vẫn còn tồn đọng nhiều tạp chất, chất bẩn, thì cách làm này sẽ vô tình gây phản tác dụng. Các chất này dưới tác động của nhiệt độ cao cũng sẽ đóng tại, tích tụ bên trong miếng thịt. Từ đó miếng thịt đã bẩn thì sẽ càng trở nên bẩn hơn.


Ảnh minh họa

Còn cách là thứ 2 đó là cho miếng thịt vào nồi ngay từ lúc nước còn lạnh, chưa sôi. Cũng theo Tiến sĩ Từ Ngữ, cách làm này có những đặc điểm ngược lại so với cách đầu tiên. Trong quá trình luộc, miếng thịt sẽ sôi lên cùng với phần nước luộc, từ đó dinh dưỡng từ thịt sẽ dễ dàng bị thôi ra, từ đó không giữ được nguyên vẹn như ban đầu. Song cùng với đó, các chất bẩn, cặn bã cũng sẽ thoát ra ngoài.

Kết luận lại, chuyên gia khuyên rằng người dùng nên cân nhắc lựa chọn cách làm sao cho phù hợp với tùy nhu cầu. Nếu muốn miếng thịt giữ được chất dinh dưỡng, ngon hơn, ngọt hơn, hãy chọn cách 1. Còn cách thứ 2 sẽ đem lại phần nước luộc thịt ngọt, đậm đà do có sự thôi ra của các chất dinh dưỡng.


Ảnh minh họa

Ngoài ra, chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm rằng trước khi lựa chọn cách luộc thịt nào, trình tự ra sao, việc quan trọng hàng đầu các gia đình nên để ý đó là lựa chọn nguồn thịt sạch, chất lượng và sơ chế kỹ càng. Hãy chọn mua thịt từ những cửa hàng hoặc nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo nguồn gốc. Một miếng thịt sạch thì chắc chắn sẽ đem lại một món ăn ngon miệng, đảm bảo chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Một số lưu ý khác khi luộc thịt

1. Sơ chế thịt trước khi luộc: Trước khi luộc, thịt cần được rửa sạch dưới vòi nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn, máu còn sót lại từ quá trình giết mổ. Người dùng có thể ngâm thịt trong nước muối pha loãng trong vài phút để giúp sát khuẩn và loại bỏ mùi hôi không mong muốn.

2. Thời gian luộc thịt: Thời gian luộc thịt phụ thuộc vào loại và cỡ của miếng thịt. Thịt nên được luộc vừa đủ chín để giữ được độ mềm và không làm mất quá nhiều dưỡng chất. Không nên luộc quá lâu vì thịt có thể trở nên khô cứng và mất đi hương vị tự nhiên.


Sơ chế miếng thịt khi mới mua về là bước quan trọng hơn cả (Ảnh minh họa)

3. Tận dụng nước luộc thịt: Đừng bỏ đi phần nước luộc thịt bởi trong nó vẫn có lượng chất dinh dưỡng nhất định. Người dùng có thể tận dụng nó làm nước dùng cho các món canh hoặc món hầm. Tuy nhiên cần đảm bảo đã vớt bọt là các chất bẩn, máu thừa của miếng thịt và lọc kỹ lưỡng để nước dùng được trong và sạch.

4. Bảo quản thịt sau khi luộc: Sau khi hoàn thành công việc luộc thịt, nếu không có nhu cầu ăn ngay, hãy bảo quản thịt trong tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon cũng như tránh được sự phát triển của vi khuẩn. Nếu để thịt ở ngoài nhiệt độ phòng, cần cho vào hộp kín. Khi phát hiện thịt có dấu hiệu lạ như chuyển màu, chuyển mùi hay có nhiều côn trùng bám xung quanh, tốt nhất không nên tiếp tục sử dụng.

Bằng cách tuân theo những lưu ý này, các gia đình có thể chuẩn bị được những món thịt luộc ngon lành, hấp dẫn, đồng thời đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *