Gửi tiết kiệm 41 tỷ đồng với lãi suất cao, 1 năm sau tài khoản chỉ còn số 0: Ngân hàng từ chối trách nhiệm, tòa án phán nạn nhân phải chịu 80% thiệt hại

Bị lừa hơn 41 tỷ đồng tiền tiết kiệm, người phụ nữ bàng hoàng trước phán quyết của tòa phán án.




Tin người thân, gửi tiền lấy lãi cao

Gửi 12 triệu tệ (khoảng 41 tỷ VND) tiền mặt vào ngân hàng nhưng bị mất sạch, không những vậy còn phải chịu 80% trách nhiệm. Câu chuyện hoang đường này đã xảy ra với một người phụ nữ họ Đinh, sống tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Bà Đinh không bao giờ ngờ rằng số tiền mình làm việc chăm chỉ cả đời kiếm được lại biến mất không dấu vết như vậy.

Vợ chồng bà Đinh đã kết hôn nhiều năm, đang sinh sống và làm ăn tỉnh Sơn Tây, trải qua nhiều thăng trầm và cuối cùng cũng dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm. Để thuận tiện cho việc gửi và rút tiền, bà Đinh đã chọn một ngân hàng lớn trong quận để gửi tiền, đó là Ngân hàng Thương mại Nông thôn Thanh Từ, lý do thứ nhất là ngân hàng khá nổi tiếng, thứ hai là một người họ hàng họ Vương của bà là giám đốc ngân hàng. Dù không tiếp xúc nhiều với ông Vương nhưng bà Đinh có ấn tượng tốt về người này. Vì vậy, bà Đinh sẵn sàng hợp tác với ông Vương để hoàn thành một số nhiệm vụ “đánh giá gửi và rút tiền”cho ngân hàng.

Đầu năm 2017, ông Vương lại một lần nữa muốn bà Đinh giúp hoàn thành chỉ tiêu đánh giá gửi và rút tiền, nhưng lần này ông ta nói không thể đứng tên bà Đinh mà là dưới tên ông Vương. Với những lần hợp tác suôn sẻ trước đó, bà Đinh đã đồng ý với ông Vương và hai lần chuyển cho ông Vương 5 triệu tệ (hơn 17 tỷ VND). Sau khi thanh toán, chồng bà Đinh yêu cầu ông Vương đưa chứng từ nhưng ông Vương kiếm cớ không đưa.

Hết hạn một năm, khi bà Đinh hỏi lại về tình hình tiền nong, ông Vương từ chối với lý do “việc gửi và quản lý tiền đã giao cho nhân viên nội bộ ngân hàng và phải được sự chấp thuận của lãnh đạo mới có thể kiểm tra”. Mãi đến tháng 3/2019, ông Vương mới trả lời rằng 5,43 triệu tệ (gần 19 tỷ VND) cùng gốc và lãi đã được rút.

Bà Đinh tưởng rằng 5,43 triệu nhân dân tệ đã được giải quyết an toàn nhưng không ngờ, ông Vương lại nhờ giúp đỡ với lý do ông ta muốn được thăng chức lên chủ tịch và cần hoàn thành chỉ tiêu gửi 20 triệu nhân dân tệ (gần 70 tỷ VND).



Về việc ông Vương được thăng chức chủ tịch, chồng bà Đinh cho rằng việc này có thể có lợi cho việc gửi tiền của mình nên đồng ý chuyển 5,43 triệu từ tiền gửi vãng lai sang tiền gửi có kỳ hạn, đồng thời chuyển thêm 2 triệu NDT (gần 7 tỷ VND) từ tiền gửi vãng lai sang tiền gửi có kỳ hạn, đồng thời bảo bà Đinh và ông Vương đến ngân hàng để lấy biên lai đặt cọc.

Không lâu sau, bà Đinh đến ngân hàng chuyển hai khoản tiền gửi đến hạn khoảng 5 triệu tệ thành tiền gửi có kỳ hạn cố định. Đến nay, bà Đinh đã gửi 12 triệu nhân dân tệ (khoảng 41 tỷ VND) vào ngân hàng. Sau khi công việc hoàn thành, ông cho biết vì số tiền đặt cọc lớn đã đủ tiêu chuẩn của ngân hàng và ông ta có thể giúp bà thu hồi. Bà Đinh không kịp chuẩn bị nên đã đưa căn cước công dân cho ông Vương và hai biên lai đặt cọc.

Rất lâu sau đó, ông Vương không trả lại căn cước công dân và biên lai tiền gửi nên hai vợ chồng tỏ ra nghi ngờ sau khi vợ chồng bà Đinh liên tục yêu cầu nhưng không được. Bà đã trực tiếp chặn đường ông Vương và lấy lại giấy tờ nhưng vẫn chưa lấy được biên lai tiền gửi.


Sau đó, bà Đinh mang giấy tờ đến ngân hàng kiểm tra thì phát hiện ông Vương đã chuyển hết 12 triệu nhân dân tệ trong tài khoản đi rồi. Trong cơn tuyệt vọng, bà Đinh và gia đình đã chọn cách gọi cảnh sát.

Sau khi ông Vương bị bắt và bị cảnh sát thẩm vấn, ông ta đã giải thích rõ ràng vụ việc. Hóa ra ông Vương mắc một khoản nợ khổng lồ do vay ngược nên đã nghĩ đến việc dùng số tiền của bà Đinh chuyển nhượng để trả nợ.

Thủ đoạn chiếm đoạt tiền

Khi bà Đinh chuyển khoản lần đầu 5,43 triệu và 2 triệu, Vương đã đến ngân hàng trước, lợi dụng chức vụ của mình để in ra 2 “biên lai giả” từ ngân hàng đưa cho bà Đinh giữ. Trên thực tế, ông ta đã chuyển hai khoản tiền gửi vào tài khoản của chính mình. Lần thứ hai, mặc dù bà Đinh gửi tiền có kỳ hạn nhưng Vương đã lợi dụng lòng tin của bà, lấy giấy gửi tiền và căn cước rồi chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản đại lý của bố ông ta rồi chuyển cho chủ nợ khác.

Cứ như vậy, Vương đã lấy hết 12 triệu tệ của bà Đinh mà không ai hay biết. Cuối cùng, ông Vương bị kết án chung thân vì tội lừa đảo. Chỉ trong vòng sáu tháng, bà Đinh đã làm mất toàn bộ số tiền 12 triệu nhân dân tệ kiếm được sau cả cuộc đời làm việc vất vả.

Sau khi hỏi ý kiến luật sư, bà Đinh nghĩ rằng hai giao dịch 5 triệu gần đây nhất đều được gửi vào ngân hàng theo thủ tục thông thường, chính việc nhân viên ngân hàng thao tác không đúng cách đã khiến ông Vương có thể chuyển số tiền khổng lồ như vậy ra ngoài. Vì thế nên bà muốn kiện ngân hàng ra tòa để đòi trả nợ gốc và lãi.

Vào tháng 9 năm 2020, tòa án địa phương xác định sơ thẩm, do bà Đinh không quản lý tiền và tài liệu nên bà Đinh phải chịu 80% trách nhiệm, trong khi ngân hàng chỉ chịu 20% trách nhiệm.

Gia đình bà Đinh hoàn toàn không thể chấp nhận bản án này và con trai bà Đinh đã quyết định kháng cáo. Sau hơn một năm điều tra và thu thập chứng cứ, tòa án cấp sơ thẩm đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu.

Kết quả này chắc chắn khiến gia đình bà Đinh không hài lòng và họ bày tỏ sẽ tiếp tục kháng cáo. Bà Đinh chưa bao giờ bị lừa trong suốt cuộc đời làm kinh doanh của mình nhưng lại lừa mất tiền trong ngân hàng, đây chắc chắn là một cú sốc nặng nề đối với bà.

Ngoài ra, trường hợp này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho bộ máy quản lý nội bộ các ngân hàng. Đối với việc gửi và rút tiền số tiền lớn, đặc biệt khi được xử lý bởi người khác không phải là người gửi tiền, cần phải xem xét nghiêm ngặt. Tiết kiệm ngân hàng liên quan đến vấn đề sinh kế của người dân, ngân hàng phải có cách khiến người dân có thể yên tâm tin tưởng ngân hàng, đây mới là vấn đề quan trọng nhất.

Theo Lưu Ly

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *