Một loại rau nhiều người không biết thường “ngó lơ” nhưng ngày xưa được xem là “báu vật thiên nhiên” rất giàu dinh dưỡng.
Cây cỏ được ví là “báu vật thiên nhiên”
Có một loại rau nhìn qua chưa chắc ai đã biết tên nhưng nó thậm chí được ca ngợi là “cỏ tiên” bởi khả năng tăng cường trao đổi chất, bổ sung hàm lượng vitamin C tác dụng kháng virus, bảo vệ cơ thể.
Loại rau nhắc đến ở đây có tên tề thái hay như một số tên khác như cây tề, địa mễ thái, cải dại, cỏ tam giác. Tên khoa học: Capsella Bursa – pastoris (L.) Medik. Đặc biệt, cây mọc hoang ở miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Sapa (Lào Cai), Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng… thường thấy trên các bãi hoang.
Loại rau dại này không chỉ cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng dồi dào trong mùa đông mà còn là “báu vật” trong nấu ăn. Tề thái có lá xanh mềm, giàu vitamin C, vitamin A, sắt, canxi và các chất dinh dưỡng khác.
Thông thường vào mùa đông lạnh giá, loại rau dại này vừa thơm ngon lại cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên là sự lựa chọn lý tưởng để bồi dưỡng và duy trì sức khỏe.
Theo Đông y, tề thái vị ngọt nhạt, tính mát; vào can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ suyễn. Tác dụng bổ tỳ kiện vị, thanh can minh mục, chỉ huyết lợi niệu. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, thổ huyết khái huyết, niệu huyết, tiện huyết, viêm sưng kết mạc mắt, phù nề, đau nhức…
Để tìm được lọai rau này người ta thường tới các nơi hoang dã nhổ loại rau này về để chế biến món ngon. Do loại rau này giàu carotene nên là thực phẩm tốt để điều trị bệnh khô mắt và bệnh quáng gà. Các dưỡng chất trong rau tề thái có tác dụng làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu và gan, giảm huyết áp, đồng thời giảm viêm.
Ăn nhiều loại rau này có thể tăng cường hàm lượng vitamin C trong cơ thể, có tác dụng kháng virus. Trong rau cỏ dại cũng chứa lượng lớn chất xơ thô, sau khi tiêu thụ có thể tăng cường nhu động ruột già, chống táo bón, từ đó tăng cường trao đổi chất.
Qua đó giúp ngăn ngừa và điều trị mỡ máu cao, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, béo phì, tiểu đường, ung thư đường ruột…
TS Nguyễn Đức Quang đã chia sẻ một số bài thuốc dùng tề thái trên Sức khỏe & Đời sống.
– Chữa lỵ ra máu: Tề thái sao đen hay tồn tính 30g sắc uống.
– Chữa phế ung, ngực đầy tức, khó thở hoặc toàn thân phù thũng: Tề thái khô 20g, đại táo 5 quả. Cắt hoặc xé đại táo; sắc chung với tề thái, ngày uống 1 thang.
– Chữa cổ trướng, chân tay gầy, đái sẻn ít: Tề thái 100g, đình lịch tử 100g. Tán nhỏ mịn, làm viên hoàn mật, viên 10g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước sắc trần bì.
Liều dùng: cây tươi 50 – 100g, dạng khô 10 – 15g; nấu hãm, ép nước hoặc phối hợp với các thuốc khác.
Rau tề thái là rau dại mệnh danh “cỏ tiên”, bổ mắt, dưỡng nhan…
Gợi ý cách chế biến rau tề thái ngon, bổ dưỡng
– Canh tề thái thịt lợn: Rau tề thái tươi 100g, xương lợn 80 – 100g. Ninh xương lợn cho nhừ rồi cho tề thái thái nhỏ vào, thêm muối mắm gia vị. Ăn trong ngày 1 – 2 lần vào bữa chính. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái ra huyết, đau mắt đỏ…
– Canh tề thái trứng gà: Tề thái tươi 200g, trứng gà 1 hoặc 2 cái. Tề thái rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi, thêm nước nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đập trứng gà, thêm muối gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp lao thận đái máu.
– Chè tề thái mứt táo ngó sen: Tề thái 60g, ngó sen 20g, táo 5 quả, thêm nước nấu sắc thành dạng canh hoặc chè đặc, ăn cả cái lẫn nước. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng.
– Canh rau tề thái, sò điệp, trứng: Theo Giao Thông, để nấu món ngon này bạn cần chuẩn bị nguyên liệu rau tề thái, sò điệp, trứng, gừng lát, muối, dầu ăn.
Cách làm: Rau tề thái rửa sạch, cắt ngắn vừa ăn. Sò điệp rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi, hấp trên lửa lớn cho đến khi sò nở, nạy thịt sò ra để riêng. Đập 2 quả trứng vào. bát, khuấy đều. Đun nóng dầu trong nồi, đổ nước trứng vào, xào cho đến khi nước trứng đông lại thành từng cục thì thêm nước vào và đun sôi trên lửa lớn. Cho thịt sò điệp vào, thêm rau tề thái vào, đun sôi, thêm muối, tiêu, dầu mè cho vừa ăn rồi dùng.