Nước dừa là thức uống phổ biến, được nhiều người yêu thích nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, nước dừa đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, song cũng tiềm ẩn nguy cơ đáng lo ngại nếu sử dụng không đúng cách.
Dưới đây là một số sai lầm khi uống nước dừa không phải ai cũng biết.
Uống nước dừa vào buổi tối
Dùng nước dừa vào buổi tối dễ gây khó tiêu. Những người có cơ thể hàn (chậm tiêu, thích uống đồ ấm, da xanh tái, hay bị đau bụng, sôi bụng, tiêu phân lỏng, lạnh tay chân…) không nên thường xuyên sử dụng nước dừa, các loại thảo dược thanh nhiệt sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, hao tổn chân âm.
Uống quá nhiều nước dừa một ngày
Uống quá nhiều nước dừa trong ngày sẽ gây đầy bụng, nhất là khi kèm cơm dừa, đá lạnh và uống vào chiều tối. Bạn cũng không nên thay thế nước lọc bằng nước dừa vì nếu uống nước dừa quá nhiều có thể bổ sung quá mức các vitamin và khoáng chất cũng như tăng lượng đường nạp vào cơ thể.
Chuyên gia khuyên, nhu cầu giải khát, bổ sung nước, chất khoáng cho cơ thể bằng nước dừa khi thời tiết nắng nóng là cần thiết nhưng không nên quá lạm dụng. Tốt nhất bạn hãy lắng nghe nhu cầu của cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước dừa hàng ngày.
Tuy nhiên, nói nước dừa luôn có hại là không đúng vì có lúc nước dừa chữa được bệnh. Đó là tùy cách dùng và tùy trường hợp bệnh mà xem xét có nên sử dụng hay không. Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, bệnh tim do lạnh thì không nên dùng vì có thể tai hại khôn cùng.
Nước dừa là một trong những loại thức uống phổ biến có thể giúp làm mát cơ thể và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, việc uống nước dừa mỗi ngày không phải lúc nào cũng phù hợp cho mọi người.
Trong một cốc nước dừa 240ml có thành phần chủ yếu là nước (228g) với 600mg kali (12% giá trị hàng ngày), 252mg natri, 57,6mg canxi, 60mg magiê (chiếm tới 10% nhu cầu canxi và magiê của cơ thể mỗi ngày). Điều này giúp nước dừa trở thành một loại đồ uống tính điện giải cao.
Nước dừa chứa khoảng 46 calo, 10g đường tự nhiên, ít protein và không có chất béo nên có thể là giải pháp thay thế ít calo, ít đường cho các loại đồ uống giải khát như nước ngọt đóng chai.
Quả dừa non khi hình thành chứa nước bên trong và cho tới khi già đi (khoảng 10-12 tháng), nước dừa sẽ “chín” và lắng xuống, tạo thành “cùi” dừa như chúng ta thấy. Tuy vậy, ăn dừa và uống nước dừa 6-7 tháng tuổi mới là ngon nhất.
Trong nước dừa, 94% là nước tinh khiết và rất ít chất béo. Trong 200-250ml nước dừa có 60calo, 15gr Cacbonhydrate, 8gr đường, 4% nhu cầu canxi, 4% nhu cầu magie, 2% nhu cầu phospho, 15% nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể cũng như nhiều khoáng chất quan trọng khác.
Uống nước dừa sau khi đi nắng dễ bị bệnh
Đông y cho biết, nước dừa thuộc âm, có tính giải nhiệt, làm mát, nếu uống với lượng nhiều nhất định sẽ làm giảm huyết áp, mềm yếu gân cơ. Vì thế, nếu lạm dụng quá nhiều nước dừa hàng ngày sẽ làm sức khỏe suy yếu đi, huyết áp tụt xuống thấp, vô cùng nguy hiểm. Do vậy, bạn không nên thấy nước dừa ngon mà uống nhiều.
Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây “trúng gió”. Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao. Đặc biệt, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng chút một.
Trẻ 6 tháng trở lên mới được uống nước dừa
Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho em bé. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.
Phụ nữ mới mang thai không nên uống nước dừa
Thông thường, phụ nữ mang bầu thích uống nước dừa để con trắng trẻo. Nhưng thực tế, nước dừa chứa nhiều chất béo nên khó tiêu hóa, sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén của phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt cho mẹ bầu những tháng đầu, có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu, bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống rất bổ dưỡng. Một lưu ý nhỏ đó là chị em chỉ nên uống 1 quả/ngày và không nên uống buổi tối.
Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh, người mới ốm dậy, người bị bệnh trĩ, cảm lạnh, thấp khớp, … không nên uống nước dừa và các sản phẩm từ dừa vì có thể gặp những tai hại khôn cùng.
Dễ tăng cân
Rất nhiều phụ nữ không biết rằng uống nước dừa rất dễ tăng cân bởi nước dừa chứa carbohydrates cùng với chất điện giải.
Nếu không tập luyện thể thao, bạn sẽ bị thừa lượng chất điện giải vô cùng lớn khi uống nó, kết quả là bạn bị tăng cân nhanh chóng./.