Chả lá lốt là món ăn được nhiều người yêu thích và cũng rất dễ làm. Để có đĩa chả lá lốt thơm ngon, đẹp mắt, bạn đừng bỏ qua những bí kíp nho nhỏ dưới đây.
Chọn nguyên liệu làm chả lá lốt
– Thịt lợn: Với món chả lá lốt, bạn nên chọn phần thịt có cả nạc và mỡ để thịt không bị khô. Phần thịt vai của cơn lợn vừa mềm, vừa có nạc có mỡ sẽ rất phù hợp để làm chả. Thịt mua về rửa sạch và băm hoặc xay nhỏ.
– Lá lốt: Chọn lá to, lành lặn, không quá già. Lá lốt rửa sạch và để ráo nước. Những lá lốt nhỏ, rách có thể đem băm nhỏ và trộn cùng nhân để tăng độ thơm. Chuẩn bị một nồi nước sôi và nhúng lá lốt vào đó rồi vớt ra ngay. Nhanh tay cho lá lốt vào bát nước lạnh để hạ nhiệt rồi vớt ra để ráo. Bước này sẽ giúp lá lốt giữ được màu xanh khi rán. Nếu bạn gói chả lá lốt hay bị rách thì cũng nên thử cách này. Lá lốt nhúng qua nước nóng sẽ mềm hơn, khó rách hơn so với khi sử dụng lá tươi.
– Gia vị: Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể nêm thêm nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, hành khô, hành lá. Ướp thịt với gia vị khoảng 10 phút cho ngấm.
– Ngoài các nguyên liệu trên, bạn có thể sử dụng thêm ốc để làm món chả ốc cuốn lá lốt thơm ngon. Thêm gừng, hành, tỏi để khử mùi tanh của ốc. Nếu làm chả ốc thì có thể thay thịt băm bằng giò sống để tăng độ kết dính.
Một số người sẽ cho thêm trứng vào phân nhân chả để tăng độ kết dính. Tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn nguyên liệu phù hợp.
Nếu làm chả chay, bạn sẽ thay phần thịt bằng đậu phụ bóp nhuyễn kết hợp với các loại mộc nhĩ, nấm hương (tùy sở thích).
Lưu ý khi gói chả lá lốt
Khi gói chả, bạn hãy đặt phần xanh của lá xuống dưới, phần gân của lá quay lên trên. Xúc một thìa nhân vào giữa lá và cuộn lại.
Để các cuốn chả lá lốt có kích thước đều nhau, bạn có thể gập hai đều mép lá vào trong rồi mới cho nhân vào giữa và cuộn lại.
Để định hình cho cuốn cả, bạn có thể dùng hành lá trần qua nước sôi rồi buộc xung quanh cuộn chả vừa gói. Hành sẽ giúp phần lá lốt không bị bung ra trong lúc rán và cũng làm chả thơm hơn.
Rán chả
Khi rán chả lá lốt, bạn nên để lửa vừa cho phần nhân thịt chín và lớp lá bên ngoài không bị cháy.
Nếu không muốn sử dụng quá nhiều dầu mỡ, bạn có thể làm chín chả bằng nồi chiên không dầu. Hãy quết một lớp dầu mỏng lên từng cuốn chả rồi bỏ vào nồi chiên không dầu để làm chín.
Chả lá lốt có thể ăn cùng nước nắm chua ngọt và cơm nóng hoặc bún đều ngon.
Thêm thứ này vào chậu hoa, mầm xanh đâm chồi, cả năm không loa vàng lá
Chỉ một nắm gạo trộn với đất hoặc rắc trực tiếp vào chậu hoa và có thể giúp cây phát triển xanh tốt, không lo vàng lá.
Gạo thường được dùng để nấu cơm, ngoài ra, gạo còn có thể dùng để trồng hoa. Chỉ cần một nắm gạo là có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề trong việc làm vườn, trồng hoa.
Vì gạo giàu chất dinh dưỡng, nhất là vitamin B lại không dễ sinh ra mùi chua sau khi lên men nên bạn có thể trộn một nắm gạo với đất hoặc rắc trực tiếp vào chậu hoa rồi phủ một lớp đất lên trên rồi tưới nước.
Làm như vậy, gạo sẽ từ từ lên men trong đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và được rễ cây hấp thụ từ từ. Ngoài bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển khỏe mạnh, cách này còn có thể cải thiện hiện tượng vàng lá, ngăn chặn tình trạng thối rễ.
Bạn lưu ý nếu dùng gạo để bón cho cây thì chỉ phù hợp với những loại hoa, cây cảnh ưa axit. Với những loại cây ưa môi trường kiềm như hoa tử đằng, trúc đào, xương rồng,… thì không thích hợp với phương pháp này.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước vo gạo để tưới cho hoa. Nhưng để tránh bị cháy rễ, gây hại cho cây con thì bạn nên ủ nước vo gạo qua đêm rồi hẵng sử dụng.
Sau khi được ủ qua đêm, nước vo gạo sẽ phân hủy từ dạng phân tử lớn sang phân tử nhỏ, từ dạng cây khó hấp thụ sang dạng cây dễ hấp thụ nên cây hấp thu dinh dưỡng nhanh hơn. Bên cạnh đó, nước vo gạo để qua đêm sẽ lên men tạo ra các vi khuẩn có lợi cho các vi sinh vật trong đất, có thể chống lại được các loại sâu bệnh và nấm.
Cách làm đơn giản như sau: bạn chắt nước vo gạo vào thùng có nắp đậy, đợi nước tách ra làm 2 phần (phần đục và phần nước trong bên trên) thì hãy chắt bớt phần nước trong ra ngoài, giữ lấy phần nước đục bên dưới. Sau đó đậy kín nắp và để qua đêm.
Khi nước gạo đã lên men, bạn hãy pha loãng nước vo gạo với nước theo tỉ lệ 1:5 rồi dùng để tưới rau, hoa, cây cảnh.
Ngoài ra, bạn có thể dùng một số loại phân bón tự nhiên khác:
Vỏ trứng
Bạn cần rửa sạch vỏ trứng vì nếu không rửa sạch sẽ dễ sinh sôi nhiều vi khuẩn, sau đó đem phơi nắng. Phơi ngoài nắng xong, bạn hãy nghiền nhỏ vỏ trứng rồi trộn với đất trồng hoặc rải trực tiếp lên bề mặt chậu.
Trong vỏ trứng có chứa nhiều canxi có thể cung cấp cho hoa và cây một lượng canxi nhất định giúp cây cứng cáp và khỏe mạnh hơn. Đồng thời vỏ trứng chứa nhiều phốt pho và kali có tác dụng thúc đẩy cây ra hoa.
Khi trộn vỏ trứng vào đất còn có tác dụng cải thiện đất trồng, giúp đất tơi xốp, ngăn chặn tình trạng nén chặt đất.
Đường nâu
Cây thiếu sắt thường bị vàng lá, rễ cây cũng dễ bị thối rữa. Bạn có thể tưới nước đường nâu cho cây để cải thiện vấn đề này. Bạn lưu ý cần pha đường nâu với nước theo tỉ lệ 1:500-1000, mỗi tháng chỉ nên tưới 1-2 lần.
Đường nâu sở dĩ có thể khắc phục tình trạng này là do đường nâu chứa nhiều sắt. Bên cạnh đó, đường nâu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác, có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn.